Trái phiếu doanh nghiệp chào bán với mức lãi suất cao hơn 1%-4%/ năm so với lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao, vậy nhà đầu tư có nên mua trái phiếu để có mức lãi cao hơn không?

Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp đang hấp dẫn hơn so với kênh gửi tiết kiệm

1. Xu hướng thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng mở rộng

Với tác động của dịch COVID-19, lãi suất cho vay sẽ giảm nhưng điều kiện cho vay của ngân hàng sẽ có xu hướng thắt chặt, hạn chế rủi ro nợ xấu. Do đó, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm lại, doanh nghiệp tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu.

Trong năm 2020, có khoảng khoảng 260 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng giá trị đạt ~435 nghìn tỷ đồng , tăng gấp 4.5 lần trong vòng 5 năm ( 2016: ~ 97 nghìn tỷ)

Nguồn: HSX, HNX, TCBS

Kỳ hạn bình quân trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 là 4.3 năm

Nguồn: Fiinpro, HNX, TCBS

Các doanh nghiệp tăng huy động ở các kỳ hạn dưới 5 năm. Kỳ hạn cao nhất thuộc về ngành năng lượng là 7 năm; tuy nhiên, giá trị phát hành chỉ chiếm 6% tổng giá trị phát hành. Các ngành có tỷ trọng cao như Bất động sản (40%) và Ngân hàng (30%) có kỳ hạn phát hành trung bình lần lượt ở các mức 3,8 và 4,8 năm.

Lãi suất phát hành phổ biến dao động chủ yếu ở vùng 8 – 11%

Nguồn: VCBF

Ngành Ngân hàng vẫn được nhà đầu tư đánh giá có mức độ an toàn cao khi có mức lãi suất phát hành thấp (trung bình 6.6%). Trái phiếu Ngành bất động sản cao (10.6%), lãi suất càng cao đồng nghĩa rủi ro càng lớn. Khả năng một doanh nghiệp bất động sản phá sản cao hơn một ngân hàng phá sản vì ngân hàng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn bởi cơ quan nhà nước như ngân hàng trung ương.

2. Bản chất của trái phiếu doanh nghiệp

2.1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì

Trái phiếu doanh nghiệp là một khoản nợ mà doanh nghiệp vay từ người mua trái phiếu với thỏa thuận sẽ trả lãi trong khoảng thời gian định kỳ được xác định trước (thường là 3 tháng/6 tháng/1 năm) và trả lại khoản gốc vào ngày đáo hạn, chấm dứt việc nợ.

2.2. Tại sao doanh nghiệp phát hành trái phiếu?

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng mạnh sau thời gian “giãn cách xã hội”, doanh nghiệp sẽ cần vay vốn để hồi phục sau dịch. Khi một doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, họ có thể lựa chọn:

Tăng vốn chủ sở hữuHuy động trên thị trường chứng khoán (phát hành
cổ phần để bán cho các cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông mới)
Vay nợCó thể là vay ngân hàng hoặc
phát hành trái phiếu – vay của người mua Trái phiếu. Hiện nay các ngân hàng đang siết
chặt doanh nghiệp vay vốn nên doanh nghiệp phát hành trái phiếu
 

2.3. Điểm hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp so với cổ phiếu, tiền gửi

Trái phiếu an toàn hơn cổ phiếuTrái phiếu có ưu thế tiền gửi
  • Bảo toàn vốn
  • Lợi tức ổn định
  • Có thời hạn
  • Có tài sản đảm bảo
  • Ưu tiên thanh toán trước
  • Có thể rút trước, lãi thực hưởng theo thời gian nắm giữ
  • Lãi suất cao
  • Khả năng mua đi bán lại
 

3. Các bước để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

3.1. Lựa chọn tổ chức tư vấn phát hành

Trên 50% thị phần tư vấn phát hành TPDN tập trung tại 7 công ty lớn; TCBS dẫn đầu (19%), theo sau là VND, VPS, BSC, MBS, SHS, SSI với thị phần trung bình khoảng 5% – 6% mỗi công ty.

Thị phần tư vấn phát hành TPDN năm 2020

Nguồn: Fiin, HNX, TCBS

Các tổ chức tư vấn phát hành mua khối lượng lớn trái phiếu từ doanh nghiệp (mua buôn), rồi bán lẻ lại cho các nhà đầu tư cá nhân (thông qua gói sản phẩm) và cắt hưởng 1 phần lợi nhuận trong lãi suất doanh nghiệp trả.

Mức lợi suất của nhà đầu tư nhận được khi mua trái phiếu qua tổ chức tư vấn phát hành thấp hơn khoảng 2-3% so với mức lợi suất gốc của trái phiếu.

Một số tổ chức tư vấn phát hành có thị phần lớn trên thị trường

Tổ chức tư vấn phát hànhTCBSVNDirectHSCVCBSSSIMBS

Sản phẩm

iBond

D-Bond

V-Bond

HSC-Bond

VCBS

S-bond

ABond

Vốn đầu tư tối thiểu

1 triệu

10 triệu

500 triệu

20 triệu

100 triệu

100 triệu

200 triệu

Bảng này chỉ mang tính tham khảo (tháng 2 năm 2021). Hãy vào website chính thức của các tổ chức tư vấn phát hành để cập nhật thông tin trái phiếu mới nhất.

 

Một số tổ chức tư vấn phát hành có thị phần lớn trên thị trường

Tổ chức tư vấn phát hànhVNDirect

Sản phẩm

D-Bond

V-Bond

Vốn đầu tư tối thiểu

10 triệu

500 triệu

Bảng này chỉ mang tính tham khảo (tháng 2 năm 2021). Hãy vào website chính thức của các tổ chức tư vấn phát hành để cập nhật thông tin trái phiếu mới nhất.

 

3.2. Lựa chọn trái phiếu tốt

Để lựa chọn trái phiếu tốt cần dựa trên 2 yếu tố:

  • Lãi suất

  • Mức độ rủi ro

Lãi suất tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro: lãi suất càng cao đồng nghĩa mức độ rủi ro càng lớn. Hiện nay, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hầu hết các công ty phát hành trái phiếu chưa được đánh giá tín nhiệm, nhà đầu tư cần tự đánh giá doanh nghiệp phát hành để lựa chọn trái phiếu.

Dựa vào 2 yếu tố trên, GoMoney chia trái phiếu thành 2 loại:

 Trái phiếu an toànTrái phiếu lãi suất cao
Lãi suất chào bán6-9%/1 năm9-13%/1 năm
Mức độ rủi roThấpCao
Doanh nghiệp phát hànhDoanh nghiệp phát hành uy tín, thường có tài sản đảm bảoDoanh nghiệp trong một số lĩnh vực: Bất động sản, dịch vụ tài chính… thường có lãi suất cao
Ví dụ minh họa– Trái phiếu tập đoàn Masan: lãi suất 9,3%, kỳ hạn 3 năm

– Trái phiếu Vinhomes: lãi suất 9.5%, kỳ hạn 1.5 năm

-CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt: lãi suất 13%/1 năm, kỳ hạn 1 năm

– CTCP kinh doanh F88: lãi suất 13%, kỳ hạn 1 năm

Để tìm hiểu về các trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý, nhà đầu tư có thể truy cập vào các website của tổ chức tư vấn trung gian.

3.3. Tính toán lợi nhuận ước tính

Trước khi đặt mua trái phiếu, bạn có thể tính toán lợi nhuận ước tính khi đầu tư để có quyết định chính xác nhất.

Lợi nhuận đầu tư = Tiền lãi + (Chênh lệch giá)

Tiền lãi đầu tư trái phiếu = Mệnh giá* Lãi suất của kỳ hạn * Số ngày thực tế nắm giữ/365

Chênh lệch giá = Giá bán – Giá mua

Trong đó:

  • Mệnh giá: là số tiền ghi trên trái phiếu mà bên tổ chức phát hành cam kết sẽ trả cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn

  • Chênh lệch giá: phần lợi nhuận nếu bán trái phiếu trước thời điểm đáo hạn

  • Giá mua trái phiếu: giá trị của trái phiếu (biến động theo thời gian)

  • Giá bán trái phiếu: giá bán lại cho tổ chức tư vấn phát hành hoặc bên khác ( thông qua thị trường thứ cấp)

Phí giao dịch: Chi phí trả cho tổ chức tư vấn phát hành ( thường là 0,1%-0,15% giá trị mua)

Thuế thu nhập cá nhân: 0.1% giá bán ( khi bán lại trái phiếu)

Ví dụ minh họa

Trái phiếu A:

Ngày phát hành: 5/3/2019

Ngày đáo hạn: 5/3/2021

Mệnh giá: 100 triệu đồng

Lãi suất coupon: 10%

Tính lợi nhuận đầu tư:

Nhà đầu tư mua trái phiếu với giá 101 triệu (5/9/2019)

Bán trước đáo hạn với mức giá bán ( 5/9/2020): 110 000 0000 (VND)

Thuế thu nhập cá nhân: 110 000 000 x 0.1% = 110 0000 (VND)

Giá trị tiền bán thực nhận: 110 000 000 – 110 000= 109 890 000 (VND)

Lãi suất thực nhận (%/năm) = 109 890 000/ 101 000 000 -1 = 8.8%

Khi bạn kỳ vọng mức lãi cao hơn tiền gửi, đồng nghĩa bạn sẽ chịu thêm mức rủi ro, cẩn trọng với “ bẫy” lãi suất cao. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu kĩ để đầu tư nhằm đạt lợi nhuận cao nhất, dựa trên tính toán tài chính,tìm hiểu ngành và doanh nghiệp.