Chứng khoán là một kênh đầu tư cực kì hấp dẫn với lợi suất lớn lên tới 14% đối với kênh cổ phiếu và 13% đối với kênh trái phiếu.
Tuy nhiên đi kèm với những lợi suất thì cũng có không ít rủi ro và những kiến thức cơ bản nhà đầu tư cần nắm rõ. Những kiến thức dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về chứng khoán là gì và làm cách nào để đầu tư chứng khoán đúng cách.
1. Chứng khoán
Chứng khoán là một chứng chỉ tài chính thể hiện quyền, lợi ích sở hữu của người nắm giữ và có thể giao dịch, mua bán trên thị trường. Hiểu đơn giản, chứng khoán là một tờ giấy mang giá trị có thể trao đổi được ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… Hiện nay chứng khoán tồn tại chủ yếu dưới dạng bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
Đặc điểm của chứng khoán:
- Tính thanh khoản: Nếu tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất thì chứng khoán xếp hạng thứ hai, thể hiện qua khả năng mua bán trên thị trường. Nhưng tính thanh khoản của từng loại chứng khoán sẽ khác nhau.
- Tính sinh lợi – rủi ro: Đầu tư chứng khoán cũng giống như đầu tư các tài sản cơ sở khác đều có rủi ro và khả năng sinh lời. Các rủi ro có thể xảy ra gồm rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ. Khả năng sinh lời thì bắt nguồn từ cổ tức, lãi suất trái phiếu, hay mua thấp bán cao trên thị trường.
- Tính minh bạch: Những chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán đều được kiểm soát bởi ủy ban Chứng khoán, Công ty bảo lãnh phát hành, và các đại lý môi giới chứng khoán. Nên mọi thông tin cơ bản về chứng khoán đều được công bố rộng rãi trên các trang chủ của công ty phát hành.
Chứng khoán vốn là chứng quyền thể hiện quyền sở hữu của người nắm giữ được phát hành bởi công ty chủ thể, và có thể chuyển giao quyền sở hữu bằng cách mua bán và giao dịch trên thị trường.
Vì chứng khoán vốn thường được xem như là cổ phiếu, nên gồm những vai trò và đặc điểm tiêu biểu như: được trả cổ tức nếu công ty hoạt động kinh doanh tốt, được hưởng lợi từ việc bán chênh lệch giá (mua thấp bán cao), chứng khoán vốn cũng có quyền biểu quyết các hoạt động quan trọng của công ty.
Cụ thể về đầu tư chứng khoán vốn (cổ phiếu) bạn có thể xem thêm tại Hướng đẫn đầu tư cổ phiếu(2021)
2.2. Chứng khoán nợ
Chứng khoán nợ (được biết đến nhiều nhất là trái phiếu) là công cụ nợ được giao dịch mua bán giữa hai chủ thể với các điều khoản nhất định như mệnh giá, lãi suất, ngày đáo hạn. Khi bạn sở hữu chứng khoán nợ, hay trái phiếu công ty, điều đó thể hiện bạn là chủ nợ của công ty. Tỷ lệ lãi suất của chứng khoán nợ phụ thuộc vào mức độ rủi ro cũng như tín nhiệm của chủ thể cho vay.
Chứng khoán nợ ngoài sản phẩm chủ đạo là trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp) còn có chứng chỉ tiền gửi (CD), chứng khoán được thế chấp. Chứng khoán nợ sẽ được trả lãi thường xuyên, bất chấp công ty hoạt động tốt hay xấu. Và được ưu tiên thanh toán trước nhất trong trường hợp công ty phá sản.
Để hiểu rõ hơn về lợi suất, rủi ro cũng như cách đầu tư hiệu quả vào chứng khoán nợ bạn có thể tham khảo thêm tại Hướng dẫn đầu tư trái phiếu hiệu quả (2021).
2.3. Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dựa trên thỏa thuận hợp đồng giữa hai chủ thể về tài sản cơ sở trong đó giá trị hợp đồng phụ thuộc vào một hoặc nhiều tài sản cơ sở, gồm có 4 loại chính:
- Hợp đồng kì hạn: là hợp đồng thỏa thuận pháp lý giữa hai bên mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá xác định trước.
Ví dụ: ông A nuôi 3 con bò, 6 tháng sau mới có thể bán nhưng sợ rằng giá sẽ giảm trong tương lai nên ông muốn lập một hợp đồng kì hạn sẽ bán con bò ở 6 tháng sau với mức giá của hiện tại. Nếu giá bò tại thời điểm 6 tháng sau cao hơn mức giá hiện tại thì ông A lỗ và ngược lại.
- Hợp đồng tương lai: là một dạng hợp đồng kì hạn nhưng được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán, hay Sở giao dịch Chứng khoán. Giá tài sản cơ sở sẽ được phản ánh luôn vào giá trị hợp đồng, giá trị còn lại trong tài khoản trên sở giao dịch.
- Hợp đồng quyền chọn: là một dạng hợp đồng giữa 2 bên mà, một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ phải mua hoặc bán tài sản cơ sở tại mức giá đã xác định trong hợp đồng cho bên có quyền nếu họ thực hiện quyền
- Hợp đồng hoán đổi: là thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính cho bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định, thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp muốn hoán đổi lãi suất.
Ở Việt Nam, chứng khoán phái sinh vẫn còn rất mới đối với thị trường cũng như nhà đầu tư bởi sự phức tạp của nó. Vì hợp đồng tương lai có một vài nét tương đồng với giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán nên hợp đồng tương lai là sản phẩm phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam với hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số cổ phiếu VN30 với một mẫu trông như sau:
TT | Đặc điểm | HĐTL Chỉ số cổ phiếu VN30 |
1 | Tên hợp đồng | Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 |
2 | Mã hợp đồng | Theo quy ước xác định mã giao dịch của HNX, ví dụ: VN30F1709 |
3 | Tài sản cơ sở | Chỉ số VN30 |
4 | Quy mô hợp đồng | 100.000 đồng × điểm chỉ số VN30 |
5 | Hệ số nhân hợp đồng | 100.000 đồng |
6 | Tháng đáo hạn | Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo. Ví dụ: tháng hiện tại là tháng 7. Các tháng đáo hạn là tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 12 |
7 | Thời gian giao dịch | Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở |
8 | Phương thức giao dịch | Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận |
9 | Đơn vị giao dịch | 01 hợp đồng |
10 | Giá tham chiếu | Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết |
11 | Biên độ dao động giá | 7% |
12 | Bước giá /Đơn vị yết giá | 0,1 điểm chỉ số |
13 | Giới hạn lệnh | 500 hợp đồng/lệnh |
14 | Ngày niêm yết | Ngày khai trương thị trường |
15 | Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó |
16 | Ngày thanh toán cuối cùng | Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng |
17 | Phương thức thanh toán | Thanh toán bằng tiền |
18 | Phương pháp xác định giá thanh toán hàng ngày | Theo quy định của TTLKCK |
19 | Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng | Là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL. |
20 | Giới hạn vị thế | Theo quy định của TTLKCK |
21 | Mức ký quỹ | Theo quy định của TTLKCK |
3. Vai trò của chứng khoán
3.1. Với nền kinh tế
Chứng khoán và thị trường chứng khoán là thước đo sức mạnh của nền kinh tế. Các chỉ số đo lường thị trường hay giá cổ phiếu của các công ty thể hiện liệu nền kinh tế đang trong giai đoạn tốt hay không.Chính phủ nhờ vào thị trường chứng khoán sẽ kiểm soát tốt hơn tình hoạt động cũng nền kinh tế cũng như hoạt động của các công ty niêm yết (các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ phải công khai tình sản xuất kinh doanh, công bố thông tin định kỳ).
3.2. Với doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn dồi dào từ công chúng cho các công ty phát triển kinh doanh, giúp doanh nghiệp bên cạnh sự phát triển về mặt giá trị còn giúp cho doanh nghiệp trở nên gần gũi hơn với công chúng, gần gũi với nhà đầu tư.
3.3. Với nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán là nơi tiềm năng với tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm có thể lên tới 15%, tuy nhiên rủi ro là điều không thể tránh nên bắt buộc nhà đầu tư phải có cách quản lý chặt chẽ, tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia.
Một trong những lợi ích chính của việc đầu tư vào thị trường chứng khoán là cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận. Thị trường chứng khoán có xu hướng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế hay sự tăng trưởng của các công ty. Đầu tư vào các công ty ổn định, có xu hướng phát triển có thể tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Mở tài khoản chứng khoán: nếu bạn nghĩ mở tài khoản có phức tạp và tốn phí không thì câu trả lời sẽ là không. Bạn chỉ cần ảnh CCCD và chiếc điện thoại là bạn có thể mở tài khoản online ở nhà từ 15 đến 45 phút.
Nạp tiền vào tài khoản chứng khoán: Sau khi có tài khoản, bạn sẽ cần nạp tiền vào tài khoản và bạn sẽ băn khoăn bao nhiêu là đủ thì số tiền tối thiểu để có thể giao dịch sẽ giao động từ 200.000 đồng đến 500,000 đồng là bạn có thể giao dịch ở cả 3 sàn HOSE, HNX và UpCom, và tùy vào cổ phiếu và số lượng bạn mua sẽ cần một lượng tiền khác nhau.
Đặt lệnh mua/bán trên sàn giao dịch: sau khi nạp vào xong bạn sẽ cần thực hiện một vài thao tác, nhưng về cơ bản bạn sẽ chọn cho mình mã cổ phiếu ưng ý và đặt lệnh rồi chờ.
Chơi chứng khoán cần ít nhất bao nhiêu tiền?
Với cổ phiếu, số tiền tối thiểu để bạn học đầu tư nghiêm túc nên là con số 10 triệu. Bởi đây là một con số đủ để bạn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư theo vốn hóa thị trường (Bluechip, Midcap, Smallcap) cũng như theo ngành để cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
10 triệu là bạn có thể có được danh mục với 2 hoặc 3 cổ phiếu BlueChip, có giá trị vốn hóa, tính thanh khoản lớn nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng ổn định, an toàn và tỷ lệ trả cổ tức đáng mong đợi.
Nếu số vốn lên đến 300 triệu, 400 triệu hay thậm chí 1 tỷ, bên cạnh những khoản đầu tư vào cổ phiếu thì bạn có thể đa dạng hóa vào những khoản đầu tư trái phiếu như trái phiếu doanh nghiệp với mức lãi suất ổn định (7.5% – 9.5%/năm). Với lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn, và bạn có thể mua trái phiếu của một số công ty lớn như Masan để có mức rủi ro thấp.
Chứng khoán luôn được các chuyên gia tài chính – kinh tế đánh giá là kênh đầu tư linh hoạt. Không cần số vốn lớn lên đến vài trăm triệu hay cả tỷ đồng để có thể tham gia bất động sản, NĐT chỉ cần có trong tay vài triệu đồng đã có thể đầu tư chứng khoán. Việc lãi lỗ cũng được tính toán rất rõ ràng, nhanh chóng. Đồng thời NĐT cũng có thể dễ dàng mua đi bán lại chứng khoán mà không mất quá nhiều thời gian, đó là tính thanh khoản cao.
Bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tại Chơi chứng khoán cần ít nhất bao nhiêu tiền?
Cách xem bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán thể hiện sự biến động của thị trường trong khung giờ giao dịch của từng mã cổ phiếu bao gồm: các bước giá, giáo giao dịch gần nhất, khối lượng giao dịch, giá cao nhất, thấp nhất trong phiên nhưng về cơ bản bạn nên biết đặc trưng về màu giá:
- Giá màu đỏ: giá tăng so với giá mở phiên
- Giá màu xanh: giá giảm so với giá mở phiên
- Giá màu vàng: giá không thay đổi so với mở phiên
- Giá màu xanh lơ: giá giảm kịch sàn
- Giá màu tím: giá tăng kịch trần
Trong phiên giao dịch thì sự biến động giá là liên tục, bảng giá có chớp nháy ở cổ phiếu nào thì thể hiện có khớp lệnh giao dịch được diễn ra ở cổ phiếu đó.
Các chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả
Để có thể đầu tư chứng khoán hiệu quả, nhà đầu tư cần tuân lựa chọn và tuân theo một hoặc vài chiến lược để có thể giảm thiểu rủi ro. Nhà đầu tư có thể dựa vào khẩu vị rủi ro để theo một trong 6 chiến lược cơ bản sau:
- Đầu cơ, lướt sóng: là một dạng đầu tư phổ biến, 80% nhà đầu tư Việt Nam sử dụng hình thức đầu tư này bằng cách phán đoán sự biến động giá dựa trên dữ liệu trong quá khứ hay còn gọi là phân tích kĩ thuật.
- Đầu tư giá trị: là trường phái của những nhà đầu tư theo hình thức giá trị nội tại, đầu tư dựa trên kì vọng phát triển của cổ phiếu. Đây là chiến lược phổ biến và dễ dàng sinh lời nếu bạn hiểu về công ty đó và tiềm năng phát triển của nó.
- Đầu tư theo đà tăng trưởng: là phong cách đầu tư cực kì phù hợp với nhà đầu tư Việt Nam, là một trong những yếu tố quyết định trong việc sử dụng chiến lược đầu cơ lướt sóng
- Đầu tư tăng trưởng: là một hình thức đầu tư mạo hiểm, thường được các nhà đầu tư lớn được gọi là các Shark, đầu tư vào những công ty start-up mới nổi. Tuy rủi ro là rất lớn nhưng nếu thành công thì lợi suất phải lên đến 1000%.
- Đầu tư cổ tức: là một hình thức đi kèm với hình thức đầu tư giá trị, được các nhà đầu tư dài hạn theo đuổi. Bạn sẽ nắm giữ cổ phiếu thời hạn 3 – 5 năm và trải qua các mốc trả cổ tức của công ty trong năm. Tuy số lượng trả cổ tức chỉ từ 2000 đồng đến 5000 đồng nhưng xét trên tổng lượng cổ phiếu bạn đầu tư thì là một con số ấn tượng.
- Đầu tư vào quỹ đầu tư: là hình thức dành cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, không có thời gian để theo dõi cũng như chăm sóc cho danh mục đầu tư của mình. Thay vì thế họ có thể bỏ ra một lượng phí nhỏ để đổi lấy sự chuyên nghiệp, chuyên môn và minh bạch từ các quỹ đầu tư.
Vậy làm sao để biết được mình sẽ thuộc chiến lược nào hay liệu mình cần bao nhiêu chiến lược cho đủ? Bạn có thể tham khảo thêm tại 6 Chiến lược đầu tư cổ phiếu.
5. Kết luận
Thật vậy, đầu tư chứng khoán cũng cần có chiến lược, cũng cần có kế hoạch và phong cách đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Nhưng dù là chiến lược như nào hay kế hoạch có tỉ mỉ ra sao thì việc đầu tư dài hạn cũng nên được ưu tiên thay vì ngắn hạn cũng như đa dạng hóa danh mục là điều cực kì cần thiết đối với mỗi nhà đầu tư.