Thanh khoản nói chung (Liquidity) hay còn gọi là tính lỏng, là khả năng chuyển đổi ra tiền mặt của một loại tài sản khác.
Trên thị trường chứng khoán, tính thanh khoản cao được hiểu theo 2 hướng là:
- Lượng người giao dịch trong một thời điểm lớn, các lệnh giao dịch cũng ít tác động đến giá chứng khoán
- Khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán và ngược lại
Nhìn chung, tính thanh khoản của chứng khoán được xếp vào mức ổn, chỉ sau các loại tài sản phổ biến và lâu đời hơn như tiền mặt và vàng.
2. Ý nghĩa của tính thanh khoản với chứng khoán
Tính thanh khoản cao là một biểu hiện của khả năng thu hồi vốn tốt trên thị trường chứng khoán. Nếu chứng khoán mà không thể bán hoặc bị buộc bán với giá thấp hơn tức là khả năng phục hồi kém, đồng nghĩa nhà đầu tư dễ bị thua lỗ.
Rủi ro thanh khoản sẽ càng cần phải lưu tâm nếu bạn hướng tới việc giao dịch ngắn hạn và liên tục.
Hãy tưởng tượng nếu bạn đang giữ khoảng 200 cổ phiếu của X. Nhờ hoạt động kinh doanh tốt mà giá cổ phiếu X đang tăng cao trong những ngày gần đây, và bạn quyết định bán để thu lời. Nếu thị trường thanh khoản tốt thì bạn sẽ nhanh chóng thực hiện được giao dịch của mình và thu được lợi nhuận kỳ vọng,
Tuy nhiên, nếu thị trường hoặc mã cổ phiếu X không có tính thanh khoản tốt, hoặc thanh khoản kém, nghĩa là không có đủ số người mua mã cổ phiếu X này ở mức giá bạn mong muốn. Bạn sẽ bước vào trong 2 trường hợp:
- Phải hạ giá của mình xuống để phù hợp với thị trường
- Hoặc đợi tới khi thị trường thanh khoản hơn rồi mới bán.
Trong trường hợp bạn giảm giá, thì quyết định này sẽ ngay lập tức tác động đến giá cổ phiếu X trên thị trường, có thể khiến giá cổ phiếu đột nhiên tăng lên do lầm tưởng về cầu cao. Đồng nghĩa là quyết định bán của bạn là chưa tối ưu.
3. Cách xác định thị trường có thanh khoản hay không?
Các kênh đầu tư như vàng, bất động sản, … đều có mối quan hệ liên thông với nhau trên thị trường, tức là khi các kênh khác biến động thì thị trường chứng khoán cũng thay đổi, từ đó gây nên rủi ro thanh khoản.
Để biết được thị trường có thanh khoản hay không, bạn cần xem xét 3 tiêu chí:
- Độ sâu của thị trường (sổ lệnh)
- Khối lượng giao dịch trong vòng 24h
- Độ chênh lệch giá mua và giá bán
3.1. Độ sâu của thị trường
Nó hiển thị các lệnh đang chờ xử lý của chứng khoán hoặc tiền tệ. Nhìn từ dữ liệu này bạn có thể biết mã cổ phiếu mình muốn giao dịch có tính thanh khoản cao hay không.
Độ sâu của thị trường hay còn gọi là Số lệnh (bảng giá), ghi lại danh sách người mua và người bán quan tâm đến một chứng khoán cụ thể.
Đồng thời hiện nay đa số các sàn giao dịch đều cung cấp sổ lệnh miễn phí.
Từ sổ lệnh bạn có thể nhìn ra được số lượng lệnh mua và bán của thị trường theo từng mức giá. Thông qua đó phản ánh tính thanh khoản của các loại cổ phiếu.
Nếu số lượng lệnh mua ít, hoặc chỉ có các lệnh mua với giá rất thấp, điều đó đồng nghĩa thanh khoản của loại tài sản đó thấp và bạn có rủi ro lớn phải chịu lỗ.
3.2. Khối lượng giao dịch trong vòng 24h
Nếu như sổ lệnh sẽ cho bạn biết về dự định của các nhà đầu tư thì khối lượng giao dịch trong vòng 24h sẽ cung cấp dữ liệu quá khứ thực tế.
Để một mã chứng khoán có tính thanh khoản cao thì khối lượng giao dịch phải lớn. Tức là nhiều người tham gia mua bán và nguồn cung và cầu trên thị trường nhiều, ổn định. Dữ liệu quá khứ trong 24h trước sẽ thể hiện điều đó một cách rõ ràng nhất.
3.3. Độ chênh lệch trong giá mua và giá bán
Khi cung – cầu trên thị trường mà tác động quá lớn đến giá mua và giá bán, khiến 2 mức giá này quá chênh lệch, cũng có nghĩa là tình thanh khoản kém.
Tức là do lượng cung hoặc cầu quá ít nên chỉ một vài lệnh mua hay bán sẽ khiến giá cổ phiếu đố thay đổi ngay lập tức. Và điều này cũng dẫn đến nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Bạn sẽ khó có thể khớp lệnh theo đúng nhu cầu được khi giá mã cổ phiếu đang bị biến động quá lớn.
4. Tầm quan trọng của tính thanh khoản trong chứng khoán
Tính thanh khoản thị trường cao sẽ đem về nhiều lợi ích cho các Nhà đầu tư, 4 lợi ích quan trọng nhất bao gồm:
- Ổn định thị trường: tác động của một lệnh mua hay bán quá lớn sẽ ít tác động tới thị trường nói chung, giúp Nhà đầu tư an tâm hơn khi giao dịch
- Hạn chế thua lỗ: giảm thiểu trường hợp nhà đầu tư bị lỗ do không có đủ lượng giao dịch
- Thời gian giao dịch nhanh chóng: giúp nhà đầu tư tận dụng thời điểm phù hợp để đưa ra quyết định
- Tăng độ chính xác của phân tích kỹ thuật: các dữ liệu quá khứ có uy tín hơn giúp việc phân tích đạt hiệu quả cao hơn.