Tính đến 30/6/2021, giá trị vốn hóa thị trường sàn HOSE đạt hơn 5,28 triệu tỷ đồng VND, tăng 29,52% so với cuối năm 2020, cùng với số tài khoản mở mới tăng 58% trong vòng 6 tháng đầu năm. Đầu tư chứng khoán trên sàn HOSE giúp nhà đầu tư đảm bảo được lợi nhuận ổn định và rủi ro thấp hơn so với các sàn khác. Bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu sàn giao dịch chứng khoán HOSE, thời gian giao dịch, khối lượng giới hạn giao dịch, và chiến lược đầu tư trên sàn HOSE.

1. Sàn Giao dịch Chứng khoán HOSE là gì?

HOSE là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam

Sàn HOSE (hay Ho Chi Minh Stock Exchange) là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam bên cạnh các sàn HNX và UPCOM, được thành lập bởi Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1998. Sàn HOSE tập trung các cổ phiếu uy tín, đặc biệt là rổ 30 mã cổ phiếu có vốn hóa cao nhất thị trường Việt Nam, với lợi suất trung bình hằng năm lên đến 14% trong 5 năm.
Chỉ số toàn cảnh VN-Index là chỉ số đại diện sàn HOSE, được tổng hợp và tính toán dựa trên sự biến động giá mỗi ngày của tất cả các công ty đang niêm yết trên sàn. VN-Index giúp nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng chung toàn thị trường và lựa chọn nhóm ngành, các mã cổ phiếu có chỉ số khỏe, tức có tiềm năng tăng trưởng.

Ví dụ, trong tháng 6/2021, ngành Bất động sản và Ngân hàng giữ vai trò dẫn dắt thị trường, đóng góp 62% cho mức tăng của VN-index. Nhà đầu tư có thể cân nhắc để lựa chọn các nhóm cổ phiếu tốt.

Ngoài ra, sàn HOSE còn có những chỉ số khác như VNALL, VN30, VNMID, VN100, VNSML. Trong đó, chỉ số VN30 là một chỉ số phổ biến khác nhà đầu tư thường sử dụng để so sánh với VN-Index. VN30 đo lường sự thay đổi giá trị vốn hóa của nhóm 30 cổ phiếu blue-chip mạnh nhất sàn HOSE, chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch thị trường. VN30 bổ trợ cho VN-Index phản ánh chính xác hơn biến động giá cả của thị trường vì VN-Index chưa tính đến lượng cổ phiếu thực sự tự do trên thị trường, cũng như bị ảnh hưởng bởi những mã có tỷ trọng qua cao, không thể hiện rõ xu hướng của các mã trung và nhỏ còn lại.

HOSE bao gồm 3 nhóm mã cổ phiếu chính

Các mã trên sàn HOSE được phân loại theo tiêu chuẩn vốn hóa thị trường (market capitalisation) thành 3 nhóm: cổ phiếu vốn hóa lớn (large cap), vốn hóa vừa (mid cap), vốn hóa nhỏ (small cap).

Nhóm Vốn hóa lớn (Large Cap): Đây là nhóm cổ phiếu có vốn hóa trên 10,000 tỷ VND, bao gồm 58 mã chiếm gần 14% tổng số cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, tương đương 87,2% vốn hóa thị trường. Nhóm Large Cap là các mã trụ có hiệu quả hoạt động rất cao, đóng vai trò dẫn dắt thị trường, phù hợp đầu tư dài hạn với lợi nhuận ổn định và rủi ro thấp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mã Large Cap đã phát triển mạnh vào thời gian qua và đang dần đi vào giai đoạn ổn định nên khó đạt được tăng trưởng đột biến trong tương lai. Một số mã Large Cap tiêu biểu là BID, HPG, CTG, VCB, TCB, VIC, MBB, VPB, VNM.

Nhóm Vốn hóa vừa (Mid Cap): Đây là nhóm cổ phiếu có vốn hóa từ 1,000 đến 10,000 tỷ VND. Rổ Mid Cap có 168 mã, gần nửa tổng số cổ phiếu niêm yết trên sàn nhưng chỉ chiếm 11,3% vốn hóa thị trường. Đây là các mã có tiềm năng tăng trưởng khá tốt, dễ phục hồi mạnh khi thị trường vào xu hướng tích cực, đem lại lợi nhuận cao cho đầu tư trung và dài hạn. Một số mã Mid Cap tiêu biểu là EIB, HNG, ITA, FLC, ROS, DCM, GEX, KBC, VGC.

Nhóm vốn hóa nhỏ (Small Cap): Nhóm này có vốn hóa từ 100 đến 1,000 tỷ VND, gồm 179 mã tương đương gần một nửa tổng số cổ phiếu niêm yết sàn HOSE nhưng chiếm chưa đến 2% vốn hóa thị trường. Nhóm mã Small Cap có tính thanh khoản không ổn định, rủi ro cao, dễ bị chi phối khi thị trường khủng hoảng, chỉ phù hợp cho đầu cơ do dễ dàng tăng trưởng khi thị trường phục hồi. Một số mã Mid Cap tiêu biểu là HQC, POM, QCG, HHS, LDG, IDI, BCG, HAI, NKG, AMD.

Nhóm cổ phiếuVốn hóa lớn (Large Cap)Vốn hóa vừa (Mid Cap)Vốn hóa nhỏ (Small Cap)
Điều kiện vốn hóa (đơn vị: tỷ VND)Trên 10,000 tỷ VNDTừ 1,000 đến 10,000 tỷ VNDTừ 100 đến 1,000 tỷ VND
Tổng số mã58 mã (14% tổng số cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE)168 mã (42% tổng số cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE)179 mã (44,4% tổng số cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE)
Vốn hóa thị trườngChiếm 87,2% vốn hóa thị trườngChiếm 11,3% vốn hóa thị trườngChiếm 1,6% vốn hóa thị trường
Đặc điểm– là các mã trụ, hiệu quả hoạt động rất cao, đóng vai trò dẫn dắt thị trường – phù hợp đầu tư dài hạn với lợi nhuận ổn định và rủi ro thấp – khó đạt tăng trưởng đột biến trong tương lai do đã phát triển mạnh và đang dần đi vào ổn định– tiềm năng tăng trưởng khá tốt, dễ phục hồi mạnh khi thị trường vào xu hướng tích cực – đem lại lợi nhuận cao cho đầu tư trung và dài hạn– phù hợp cho đầu cơ do dễ dàng tăng trưởng khi thị trường phục hồi – rủi ro cao và tính thanh khoản không ổn định, dễ bị chi phối khi thị trường khủng hoảng
Mã chứng khoán tiêu biểu (cập nhật 27/4/2021)BID, HPG, CTG, VCB, TCB, VIC, MBB, VPB, POW, VNMEIB, HNG, ITA, FLC, SAB, ROS, DCM, GEX, KBC, VGCHQC, POM, QCG, HHS, LDG, IDI, BCG, HAI, NKG, AMD

2. Có nên đầu tư cổ phiếu sàn HOSE?

Cổ phiếu sàn HOSE có khả năng sinh lời cao lên đến 50%

Trong ngắn hạn, đầu tư trên sàn HOSE đem lại lợi suất trung bình hàng năm lên đến 50%. Trong vòng 10 năm (2010-2020), chỉ số VN-index có 4 đợt đạt tỷ suất lợi nhuận trên 10%, đặc biệt năm 2017 đạt đỉnh 50%, vượt trội hơn hẳn so với các kênh đầu tư khác như Vàng và Trái Phiếu (6-8%). Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ khi đầu tư ngắn hạn do biên độ dao động lớn, điển hình là sự sụt giảm từ tỷ suất lợi nhuận 50% (2017) xuống -10% (2018) chỉ trong vòng một năm. 

Trong dài hạn, đầu tư vào các mã cổ phiếu trên sàn HOSE có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao do xu hướng TTCK trong tương lai vẫn tiếp tục đi lên, cùng với khả năng sinh lời hấp dẫn do tỷ suất sinh lợi trung bình hằng năm lên tới 14%/năm (2016-2020), cao hơn hẳn so với các kênh đầu tư khác như Vàng, Trái Phiếu, hay Gửi Tiết kiệm.

Sàn HOSE niêm yết các mã cổ phiếu có chất lượng cao

Để tối đa hóa được lợi suất, nhà đầu tư cần lựa chọn các công ty có tình hình kinh doanh ổn định.Trên sàn HOSE, các doanh nghiệp niêm yết đều có sức khỏe tài chính tốt và đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khắt khe của Sở Giao dịch chứng khoán (có lãi hai năm liên tục, vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng, có ít nhất 50 cổ đông ngoài công ty, nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu, và các quy định khác). Do đó, đầu tư vào các cổ phiếu trên sàn HOSE giúp giảm thiểu rủi ro với những doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn.

3. Thời gian giao dịch chứng khoán sàn HOSE

Sàn HOSE có thời gian giao dịch Chứng Khoán Cơ Sở từ thứ Hai đến thứ 6. Giờ mở cửa giao dịch từ 9h00 và đóng cửa giao dịch vào lúc 15h00. Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ Tết đều ngừng giao dịch. Tính trung bình, sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam giao dịch khoảng 250 ngày/năm.

Khung giờ giao dịch chứng khoán sàn HOSE

Phương thức giao dịchGiờ giao dịch
(Giờ địa phương GMT+7)
Lệnh áp dụngChi tiết
Phiên Định kỳ Mở cửa9h00 – 9h15LO, ATOATO (At The Opening) hay Lệnh giao dịch tại mức giá Mở cửa, là lệnh mua bán cổ phiếu khi mở cửa sàn giao dịch, ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO).
LO (Limit Order) hay Lệnh giới hạn, là lệnh mua/bán cổ phiếu tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.
Phiên Liên tục I9h15 – 11h30LO, MPMP (Market Order) hay Lệnh thị trường, là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá cao nhất hiện có trên thị trường.
Nghỉ giữa phiên11h30 – 13h00  
Phiên Liên tục II13h00 – 14h30LO, MP 
Phiên Định kỳ Đóng cửa14h30 – 14h45LO, ATCATC (At The Closing) hay Lệnh giao dịch tại mức giá Đóng cửa, là lệnh mua bán cổ phiếu khi đóng cửa sàn giao dịch, ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO).

Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch. Các lệnh đặt trong buổi sáng chưa khớp, hoặc khớp một phần và chưa được hủy thì sẽ tiếp tục có hiệu lực trong các đợt khớp lệnh buổi chiều.

Phương thức giao dịch chứng khoán sàn HOSE

Hệ thống giao dịch sàn HOSE được thực hiện bằng khớp lệnh Mua và lệnh Bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian:

Ưu tiên về giáLệnh Mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước
Lệnh Bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước
Ưu tiên về thời gianTrường hợp các lệnh có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước

Trong đó, hệ thống sàn HOSE bao gồm hai phương thức khớp lệnh: Khớp lệnh định kỳ và Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh định kỳ: khi đặt giá, các lệnh Mua/Bán được ghi lại nhưng chưa khớp ngay, phải đợi đến cuối phiên ATO/ATC mới xác định được giá và hoàn tất giao dịch tại điểm có khối lượng lớn nhất, tuân theo nguyên tắc về giá và thời gian như trên. Ví dụ:

Lệnh muaGiá
(1.000VND)
Lệnh bán
Lũy kế muaKhối lượngMã sốMã sốKhối lượng Lũy kế bán
 10.000M1ATOB120.000 
25.00015.000M2220,0B235.000131.000
42.00017.000M3219,9B320.00096.000
62.00020.000M4219,8B423.00076.000
87.00025.000M5219,7B510.00053.000
119.00032.000M6219,6B613.00043.000
174.00055.000M7219,5B710.00030.000

Theo nguyên tắc người mua muốn giá thấp và người bán muốn giá cao, ta có khối lượng giao dịch cao nhất ở mức giá bằng 219.8 = ATO, tương đương 62,000 cổ phiếu được giao dịch. Các lệnh M1, M2, M3, M4 và B1, B7, B6, B5 được thực hiện.

Khớp lệnh liên tục: giao dịch được thực hiện ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch, tức giá được đặt theo giá hiện hữu trên thị trường theo thời gian thực. Ví dụ:

Lệnh muaGiá (1.000đ)Lệnh bán
Khối lượngMã sốMã sốKhối lượng
  220,0C20.000
  219,9D10.000
  219,8  
20.000A219,7  
25.000B219,6  

Nếu có một lệnh Mua 15.000 cổ phiếu tại mức giá 219.900 VND, lệnh Mua này sẽ ngay lập tức được khớp với lệnh Bán D 10.000 cổ phiếu, còn thiếu 5.000 cổ phiếu chưa được khớp lệnh. Lúc đó, thị trường sẽ còn lại dư mua như sau:

Lệnh muaGiá (1.000đ)Lệnh bán
Khối lượngMã sốMã sốKhối lượng
   C20.000
5.000E219,9  
  219,8  
20.000A219,7  
25.000B219,6  

Trên thực tế, việc khớp lệnh này diễn ra rất nhanh và mỗi mã có rất nhiều lệnh được liên tục nhập vào, do đó bảng giá sẽ biến đổi liên tục.

Hủy lệnh giao dịch chứng khoán sàn HOSE

Để hủy lệnh giao dịch, có 2 nguyên tắc nhà đầu tư cần lưu ý:

Hủy lệnh trong phiên Khớp lệnh định kỳ: không được hủy/sửa lệnh

Hủy lệnh trong phiên Khớp lệnh liên tục: chỉ có thể hủy khi lệnh đó hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

4. Thời gian thanh toán trên sàn HOSE

Khi giao dịch trên sàn HOSE, thời gian thanh toán sẽ được tính theo 3 mức

  • T+0: người giao dịch mua/ bán thành công một mã chứng khoán trong ngày.
  • T+1: Sau ngày thực hiện giao dịch thành công 1 ngày.
  • T+2: Sau ngày thực hiện giao dịch thành công 2 ngày.

Trong đó T+1 và T+2 không tính Thứ bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ theo quy định UBCK Nhà nước.

Khi tham gia sàn HOSE cần chú ý đến thời gian thanh toán nếu các lệnh đặt thành công. Sau đây bảng thời gian thanh toán quy định bởi sàn HOSE:

Loại giao dịchThời gian thanh toán
Lệnh mua/bán Cổ phiếu
& Chứng chỉ quỹ
Từ T+0 đến T+2
Lệnh mua/bán Trái phiếuTừ T+0 đến T+1

Ví dụ: Nhà đầu tư mua cổ phiếu HAG thành công vào chiều ngày thứ Hai (19/07/2021) được gọi là ngày T. Đến ngày T+2 (tức thứ Tư 21/07/2021), cổ phiếu HAG về tài khoản. Tuy nhiên, cổ phiếu sẽ về tài khoản vào buổi chiều (do thời điểm mua là vào buổi chiều) nên phải sang phiên giao dịch ngày hôm sau (tức thứ 5 22/07/2021) mới bán được cổ phiếu này.

4. Định mức giao dịch chứng khoán sàn HOSE

Theo quy định hiện hành, khối lượng giao dịch được chia làm 2 loại: lô chẵn và lô lẻ, trong đó:

  • Theo lô chẵn, giao dịch khớp lệnh có đơn vị giao dịch là 100 cổ phiếu (tức chỉ được mua/bán với số lượng là bội số của 100) và được thực hiện tối đa 500,000 cổ phiếu. Đối với giao dịch thỏa thuận, giao dịch được thực hiện từ 20,000 cổ phiếu trở lên và không có đơn vị.
  • Theo lô lẻ, giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 1-99 được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán. Hiện nay, việc giao dịch lô lẻ đang bị đóng băng do các công ty chứng khoán vẫn chưa thu mua lại từ các nhà đầu tư. Thông thường, lô lẻ phát sinh từ việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu, thực hiện quyền mua cổ phiếu. Tuy nhiên gần đây, lô lẻ xuất hiện là do quyết định thay đổi quy định lô giao dịch của Ủy ban Chứng khoán, cụ thể là quyết định nâng lô từ 10 lên 100 vào đầu năm 2021, khiến nhiều nhà đầu tư dư thừa nhiều cổ phiếu lẻ không thể giao dịch được.

5. Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán và giao dịch

Để tham gia sàn HOSE, nhà đầu tư cần mở tài khoản chứng khoán qua các công ty chứng khoán thành viên. Có 2 bước cơ bản để mở tài khoản chứng khoán:

  • Bước 1: Lựa chọn công ty uy tín. Bước này giúp nhà đầu tư xác định công ty an toàn, uy tín và đặc biệt, tiết kiệm chi phí giao dịch lên đến 30-50 triệu/năm. Một công ty chứng khoán tốt được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: chi phí chung (giao dịch, vay margin,…), mức độ uy tín, đội ngũ môi giới, hệ thống vận hành giao dịch. Tùy mỗi công ty sẽ có chính sách phí giao dịch khác nhau, trung bình là 0.225%. Thông thường, các công ty chứng khoán nước ngoài (sẽ có bảng phí rẻ hơn công ty chứng khoán trong nước, tùy vào quy mô đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn công ty phù hợp.
  • Bước 2: Đăng ký mở tài khoản. Có hai hình thức cho nhà đầu tư lựa chọn: offline (trực tiếp) hoặc online (trực tuyến). Đối với hình thức Offline, thời gian làm thủ tục nhanh chóng tuy nhiên cần phải có mặt tại sàn giao dịch, phù hợp với các nhà đầu tư ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh. Đối với hình thức Online, nhà đầu tư không cần phải di chuyển và có thể thực hiện thao tác từ xa, tuy nhiên thủ tục rườm rà và có khả năng bị lừa đảo do rủi ro an ninh mạng.

Để nắm rõ ưu điểm nhược điểm của mỗi hình thức cũng như các bước mở tài khoản, nhà đầu tư có thể tham khảo bài viết hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán.

6. Các sàn giao dịch chứng khoán khác

Bên cạnh HOSE, nhà đầu tư có thể đầu tư trên 2 sàn giao dịch Chứng khoán Cơ Sở còn lại là sàn HNX và sàn UPCoM. So với sàn HOSE, hai sàn HNX và UPCoM có các mã cổ phiếu quy mô nhỏ hơn và rủi ro cao hơn.

  • Sàn HNX (hay Hanoi Stock Exchange) là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai Việt Nam, do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội quản lý, có quy mô vốn hóa nhỏ hơn và tính thanh khoản thấp hơn so với sàn HOSE. Bên cạnh đó, quy định niêm yết doanh nghiệp trên sàn HOSE cũng kém khắt khe hơn, cụ thể các công ty chỉ cần đạt vốn điều lệ tối thiểu là 30 tỉ VND, không lỗ quá hạn 1 năm, chỉ yêu cầu 100 cổ đông nắm giữ 15% số cổ phần biểu quyết của công ty niêm yết, không phải công khai khoản nợ với cổ đông lớn, hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và những đối tượng liên quan.
  • Sàn UPCoM (hay Unlisted Public Company Market) là sàn chứng khoán quản lý bởi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nơi giao dịch của các doanh nghiệp chưa được niêm yết, được thiết lập để khuyến khích các công ty mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Vì quy mô nhỏ, tính công khai và chất lượng doanh nghiệp chưa được kiểm duyệt, nên sàn UPCoM có tính thanh khoản thấp. Đầu tư vào cổ phiếu ở sàn UPCoM sẽ nhiều rủi ro hơn do định giá doanh nghiệp ở mức thấp, phù hợp đầu cơ.

7. Chiến lược đầu tư cổ phiếu trên sàn HOSE

Đây là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và biết mình cần làm gì khi thị trường biến động mạnh. Có 6 chiến lược đầu tư phổ biến, nhà đầu tư cần xác định rõ thời gian đầu tư, khẩu vị rủi ro, và mức độ lợi nhuận kỳ vọng của mình để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp:

  • Đầu tư cổ tức:Phương pháp này dựa vào phần lợi nhuận sau thuế được trả bằng tiền/cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư dựa vào ăn chênh lệch giá cổ phiếu sẽ không quá quan tâm đến cổ tức, tuy nhiên, trong dài hạn, cổ tức của một số mã thậm chí đem lãi cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm. Đối với phương pháp này, nhà đầu tư nên chọn các công ty có mô hình kinh doanh ổn định trong thời gian dài, mua khi giá công ty đi xuống để nhận lại cổ tức nhiều hơn so với giá ban đầu.
  • Đầu tư giá trị: Phương pháp này dựa vào giá trị tài sản của công ty thay vì giá cổ phiếu trên thị trường bằng cách định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), so sánh hệ số tương đối (P/E, EV/EBIT), hoặc theo phương pháp giá trị tài sản thuần (NAV), tùy vào thời gian nắm giữ và tùy vào từng giai đoạn thị trường.
  • Đầu tư tăng trưởng: Phương pháp này trung vào những công ty startup có tiềm năng phát triển, giúp thu lại lợi nhuận rất lớn trong trường hợp công ty thành công, tuy nhiên bù lại khả năng công ty giải thể do thất bại cũng rất lớn. Thời gian đầu tư thường lên đến 10-30 năm, đến khi công ty thành công sẽ rút vốn.
  • Đầu tư thụ động: Phương pháp này ủy quyền đầu tư cho các quỹ, phù hợp cho những người có tiền nhàn rỗi nhưng không có đủ thời gian hoặc đủ kiến thức về đầu tư. Có 3 loại quỹ cơ bản, chia theo khẩu vị rủi ro: quỹ ETF, quỹ cân bằng, và quỹ đầu tư bảo hiểm
  • Đầu cơ, lướt sóng: Phương pháp này sử dụng phân tích kỹ thuật để kiếm lợi nhuận thông qua biến động thị trường trong thời gian ngắn, dựa trên quy luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này mang yếu tố chủ quan và rủi ro cao nên nếu cần kết hợp phân tích cơ bản  để xác định đúng nhất giá cổ phiếu. 

Để hiểu rõ hơn bản chất cũng như lợi-hại của từng chiến lược, nhà đầu tư có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách đầu tư cổ phiếu6 chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả