Định luật Murphy đã chứng minh: “Nếu một điều xấu có thể xảy ra, thì nó sẽ xảy ra”. Kết quả có thể dẫn đến mất mát tài chính nhất định.
Vì vậy, chúng ta cần học những phương án dự phòng cho những tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra. “Hope for the best, but plan for the most” (Hi vọng cho điều tốt nhất, nhưng dự phòng cho những khả năng xấu nhất).
Theo website Quản Lý Tài Chính Money Under 30, có “6.5” bước để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân:
1 | Tiết kiệm theo công thức 50/30/20: Đảm bảo đầy đủ cho chi tiêu thiết yếu mỗi tháng. |
2 | Đầu tư khoản Hưu Trí: Tiết kiệm 2-5% mức thu nhập hàng tháng (Áp dụng cho tất cả các trường hợp tài chính) |
3 | Loại trừ các khoản nợ xấu: Nợ tín dụng, nợ cá nhân và bất kỳ khoản nợ khác với mức lãi suất trên 7%. |
4 | Thiết lập Quỹ Khẩn Cấp: Tạo quỹ có thể bù đắp ít nhất cho 3 tháng chi phí sinh hoạt. |
5 | Tiết kiệm cho những dự định cá nhân: Tiết kiệm một khoản cho các hoạt động du lịch, đám hỏi, mua nhà… mà bạn muốn. |
6 | Đầu tư và Quyên góp trong khả năng: sau khi đã tối đa các khoản Hưu Trí nhất có thể. |
6.5 | Mở thêm kênh để tạo thêm nhiều thu nhập: Nó hiển thị “một nửa” vì bắt đầu càng sớm càng tốt. Kiếm thêm nhiều tiền sẽ giúp bạn tiến đến Mục tiêu Tài chính nhanh hơn so với cố gắng chi tiêu ít đi. |
Trong đó, xây dựng Quỹ Khẩn Cấp cũng nằm trong các bước củng cố nền tài chính cá nhân bền vững. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bước chiến lược giúp tạo dựng Quỹ Dự Phòng Khẩn Cấp hiệu quả.
Ví dụ: Một gia đình dành 10 triệu cho các sinh hoạt thuê nhà, thực phẩm, phương tiện di chuyển… hàng tháng, vậy thì họ nên để dành ít nhất 45 triệu (3 tháng) và 90 triệu (6 tháng) cho Quỹ Khẩn Cấp.
Nguyên tắc của Quỹ Dự Phòng Khẩn Cấp là tính thanh khoản cao, có thể tiếp cận mọi nơi, mọi lúc cho những tình huống nguy khó.
Quỹ Dự Phòng không nên dùng để:
Không lên kế hoạch mua nhà, xe mới, dành dụm tiền học đại học… | Không nhất thiết là khoản tiền lớn. Chưa lên kế hoạch xác định cụ thể cần bao nhiêu. | Không phải là khoản cố định mà sẽ thay đổi tùy theo cách sống của mỗi người. |
2.1 Đảm bảo sức khỏe tài chính
Vì sao Quỹ Khẩn Cấp được tích lũy từ 3 tháng đến 6 tháng, và con số tốt nhất có thể lên đến 9 tháng (theo chuyên gia tài chính David Ramsay). Nguyên nhân là những khoản tiền tích lũy sẽ như những “phao cứu sinh” để trang trải chi phí cuộc sống trong những giai đoạn khó khăn nhất.
Năm 2020 đánh dấu hàng trăm nhà máy, xí nghiệp phải tạm thời đóng cửa. Nhiều đơn vị sản xuất nhỏ lẻ phải tuyên bố phá sản dẫn đến 31.8 triệu công nhân, nhân viên chức bị thất nghiệp và cắt giảm thu nhập (nguồn Consosukien.vn)
GDP thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm gấp 3 lần so với năm 2019.
Theo nguồn consosukien.vn, khoảng thời gian 3 tháng trong quý II năm 2020 đánh mốc giai đoạn thất nghiệp lớn do dịch Covid-19 và quý III đã cho thấy sự phục hồi dần của kinh tế. Vì vậy, nếu hộ gia đình có khoản tiền dự phòng từ 3 tháng đến 6 tháng thì có thể bù đắp cho những thiếu hụt tài chính trong gia đình giai đoạn suy yếu đó.
Thực tế, mỗi người nên học cách tích lũy tiền dự phòng ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt. Xây dựng Quỹ Dự Phòng Khẩn Cấp chắc chắn trước khi đầu tư vào các mục tài chính khác để đảm bảo có khoản tiền hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn.
2.2. Tránh vay tiền từ tổ chức tín dụng, người thân gia đình
Quỹ Khẩn Cấp là bước đệm để đối mặt với những biến cố phát sinh nợ nần từ mất việc làm hay vấn đề sức khỏe.
Qua đó, khi cần tiền gấp, bạn có thể dùng Quỹ Khẩn Cấp để trang trải thay vì lạm dụng rút tiền thẻ tín dụng, vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, người thân gia đình.
(Nguồn Bankrate Survey)
Năm 2020, Bankrate đã đưa ra một cuộc thăm dò ý kiến của những người trưởng thành Mỹ về cảm nhận khi sử dụng Quỹ Khẩn Cấp. 16% cảm thấy rất hài lòng khi sử dụng Quỹ, 38% đánh giá khách quan tương đối hài lòng.
Bên cạnh đó, những người đưa ra ý kiến không mấy hài lòng thường chưa tạo Quỹ bao giờ cũng như chưa tích lũy đủ 3 tháng tiền dự phòng cần thiết.
2.3 Hình thành thói quen tiết kiệm
Người tiêu dùng Việt Nam được biết đến với ưu tiên tiết kiệm hơn chi tiêu. Tâm lý này ảnh hưởng đến tâm lý chi tiêu cẩn thận của họ, đặc biệt là những mặt hàng cơ bản.
Lối sống tiết kiệm lành mạnh sẽ là cơ sở xây dựng Quỹ Dự Phòng ngày một nhiều hơn. Và cũng là nền tảng để người Việt dần hình thành thói quen tạo lập Quỹ Khẩn Cấp cho tương lai.
72% người tiêu dùng cho rằng họ đã thay đổi thói quen chi tiêu từ mua sắm quần áo (39%) và hoạt động du lịch (35%) của họ để nỗ lực tiết kiệm chi phí gia đình.
Mitch Green nói: “Hãy nhớ gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm trước tiên, sau đó mới đến các hóa đơn thiết yếu. Sai lầm lớn nhất tôi thấy các thế hệ trẻ mắc phải là không tiết kiệm ngay từ khi mới bắt đầu đi làm, họ luôn bất cần và chỉ nhận thức được tầm quan trọng của khoản tiết kiệm khi chạm “ngưỡng cửa” 30 tuổi”.
3.1 Lập Ngân sách Quỹ Khẩn Cấp
Phân bổ chi tiêu vào ba nhóm chính: 50% mức thu nhập hằng tháng sử dụng tối đa cho nhu cầu thiết yếu mỗi ngày, 30% cho những sở thích cá nhân, và 20% cho Quỹ Khẩn Cấp, hưu trí và đầu tư.
Nhìn chung, dành dụm 20% tổng thu nhập hằng tháng cho khoản dự phòng và đầu tư không quá ảnh hưởng đến chi tiêu chung trong gia đình.
Ưu điểm: Dễ áp dụng
Nhược điểm: Không khả thi nếu mức thu nhập bình quân thấp.
Ví dụ: Sinh viên mới tốt nghiệp đi làm trong năm 2018 với mức lương khởi điểm 6,000,000 VND thì sẽ rất khó tích lũy 20% tổng thu nhập làm khoản tiền dự phòng nếu sinh sống ở thành phố đắt đỏ Hà Nội và Hồ Chí Minh. Qua đó, phương án tốt nhất để bạn sinh viên chủ động trong tài chính cá nhân là tìm cách gia tăng thu nhập cá nhân hơn là lập Quỹ Dự Phòng Khẩn Cấp cá nhân.
3.2 Sử dụng kênh Bảo Hiểm Nhân Thọ
Người Việt đã dần có niềm tin vào các kênh Bảo Hiểm Nhân Thọ nhằm bảo vệ Tài chính của gia đình, tạo dựng Quỹ Tiết Kiệm cho tương lai và chuẩn bị Tài chính cho Hưu Trí An Nhàn.
Ngoài mục đích bảo vệ rủi ro trong cuộc sống như rủi ro bệnh tật, tai nạn, tử vong khi tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ, người tham gia sẽ được cam kết thêm yếu tố đầu tư lãi suất. Mục đích chính là hình thành “Kênh Dự Phòng Rủi Ro” trong tương lai, nên người tham gia cũng không nên quá chú trọng vào mức lãi suất khi so sánh với các kênh đầu tư khác.
Bảo Hiểm Nhân Thọ là kênh đầu tư hiệu quả để chia sẻ gánh nặng rủi ro và những tổn thất tài chính phải chi trả trong tương lai.
![]() | ![]() |
(Bảng So Sánh Xu Hướng Chi Tiêu Của Người Việt Trong năm 2017 và năm 2020 – Nguồn Nielsen)
Theo thống kê chỉ số niềm tin người tiêu dùng năm 2019 của Nielsen, Việt Nam dẫn đầu với xu hướng tiết kiệm số tiền “nhàn rỗi” từ năm 2017 trở đi. Tuy nhiên, trong năm 2017, chỉ số niềm tin của người Việt vào tính năng của các gói Bảo Hiểm Y Tế khá thấp, xếp ở vị trí 7 (trong số 7 nhóm chi tiêu chủ đạo toàn nước). Đến năm 2020, nhóm Các Gói Bảo Hiểm Cao cấp đã đứng vị trí thứ 3 (trong tổng số nhóm xu hướng chi tiêu trên toàn nước).
3.3 Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng để mở Quỹ Khẩn Cấp đang là sự lựa chọn của nhiều người như tính thanh khoản cao, kỳ hạn linh hoạt, ít rủi ro và là sản phẩm ngân hàng nào cũng có.
Vậy nên, bạn nên chia nhỏ thành 2 phần: những khoản tiết kiệm gửi với kỳ hạn dài để được hưởng lãi suất cao và khoản tiền dành cho chi tiêu khẩn cấp với kì hạn ngắn từ 1-3 tháng.
Ví dụ: Gia đình có 100 triệu để gửi tiền tiết kiệm. Thành viên nên chia số tiền gửi ngân hàng thành 3 sổ: một sổ tiết kiệm 60 triệu để gửi với lãi suất dài hạn; hai sổ gửi ngắn hạn, mỗi sổ 20 triệu. Nếu cần tiền gấp, gia đình đó sẽ tất toán một sổ tiết kiệm ngắn hạn, ngoài ra sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất của hai sổ tiết kiệm còn lại.
3.4 Đầu tư Trái Phiếu Ngắn Hạn
Bạn có thể tạo Quỹ Khẩn Cấp bằng cách mua trái phiếu Doanh nghiệp ngắn hạn, có tính thanh khoản cao. Hiện nay, lãi suất trái phiếu DN dao động khoảng từ mức 8%-11%/năm, cao hơn so với lãi suất tiết kiệm. Tuy nhiên, độ rủi ro của doanh nghiệp, của trái phiếu sẽ lớn hơn đối với tiền gửi tiết kiệm.
Mục đích của Quỹ Khẩn Cấp là dự phòng khoản tiền trong những tình huống cấp bách hơn là đầu tư sinh lời cao. Vậy nên, nếu bạn lựa chọn mở quỹ bằng trái phiếu DN thì hãy cân nhắc hai yếu tố: Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ không bị phá sản, thứ hai là tính thanh khoản của trái phiếu phải tốt.
Nhìn chung, bạn có thể áp dụng nguyên tắc 50/30/20 để tự trích một khoản tiền nhỏ mỗi tháng cho khoản tiền dự phòng. Bạn mang tâm lý muốn bảo quản tiền dự phòng tốt và nhận thêm lãi suất sinh lời mỗi tháng trong kỳ ngắn hạn thì nên bỏ Quỹ Khẩn Cấp vào tiền gửi ngân hàng hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn, thanh khoản tốt.
4.1 Nguyên tắc 24 giờ
Chờ 24 giờ trước khi quyết định chi tiền cho một thứ gì đó!
Quy tắc 24 giờ cũng là một bài học của tiêu tiền thông minh để quyết định sau thời gian một ngày, bạn có thực sự muốn hoặc cần có một món hàng hay không. Tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua hàng cũng là cách để kiểm soát các khoản chi tiêu và bỏ vào Quỹ Khẩn Cấp cho những tình huống khó khăn khác.
4.2 Sử dụng App Quản Lý Tài Chính
Ghi chép các khoản thu chi trong ngày chưa bao giờ là một việc thừa thãi để kiểm soát tài chính cá nhân và gia đình. Bên cạnh việc ghi chép thu công trên giấy, sử dụng các App Quản Lý Tài Chính có thể giúp bạn tự quản lý tài chính cá nhân nói chung và Quỹ Dự Phòng Khẩn Cấp nói riêng.
– Hướng dẫn Quản lý Tài chính hiệu quả: Money Lover, Sổ Thu Chi MISA, You Need A Budget (YNAB)…
– Hướng dẫn đầu tư với lãi suất hấp dẫn 5%/năm: Finnhay, Vietpay…
Có thể nói, xây dựng Quỹ Dự Phòng Khẩn Cấp là bước thiết yếu để đảm bảo an ninh tài chính cho gia đình của bạn. Quỹ Dự Phòng không phải là con lợn đất để đứa trẻ 5 tuổi đập đi mua đồ chơi. Vì vậy, nếu bạn đã lập Quỹ Dự Phòng thì nên sử dụng một cách thông minh trong những tình huống khẩn cấp.