Đầu tư tiền điện tử đem lại mức sinh lời lên đến hàng trăm %, nhưng kèm theo biến động rủi ro cao. Vậy làm thế nào để quản lý vốn hiệu quả khi đầu tư tiền điện tử đảm bảo tỷ suất đầu tư với mức rủi ro thấp nhất? 

1. Quản lý vốn là gì?

Quản lý vốn là việc kiểm soát dòng tiền trong tài khoản của bạn, không để cho tài khoản bị lỗ quá nhiều và giữ được mức lợi nhuận khi giao dịch.

Mục đích của quản lý vốn:

  • Giúp nhà đầu tư luôn thích nghi với độ biến động của thị trường, đặc biệt thị trường tiền điện tử (crypto) có mức độ biến động lớn và khó dự đoán
  • Tái đầu tư dòng tiền (lãi kép)

2. Nguyên tắc quản lý vốn

Nguyên tắc 1: Xác định rõ điểm chốt lời (Take profit – TP) và cắt lỗ (Stop Loss)

Nhà đầu tư thường bỏ qua việc đặt lệnh “cắt lỗ”, dẫn đến những trường hợp giá của đồng coin giảm sâu. Vì vậy bạn nên quy định điểm cắt lỗ của mình là bao nhiêu, ví dụ quy định cắt lỗ 6% bất kể vì một lý do gì, điều này tránh tình trạng “Cháy tài khoản” không báo trước.

Luôn đặt lệnh “Stop Loss” ngay sau khi khớp lệnh mua

Nguyên tắc 2: Sử dụng chiến lược trung bình quân giá (DCA)

Dollar Cost Averaging (DCA) là phương pháp giảm rủi ro lúc bạn mua vào, chia nhỏ các lần mua của bạn ra (10% vốn trên mỗi lần)

Ví dụ: Bạn có 100,000 USD và muốn mua Bitcoin. Giá của Bitcoin lúc này là 40,000 USD. Bạn mua một lúc 100,000 USD vào giá 40,000 USD, mà ngày mai giả sử giá nó giảm. Bạn sẽ mất cơ hội mua với giá rẻ hơn (tức là bạn mất tiền). Vì vậy bạn chỉ nên 10-20% vốn, tức khoảng 10,000 USD, sau đó ngày mai mua tiếp. 

Chia nhỏ các lần mua giúp bạn trung bình giá của Bitcoin


Dollar Cost Average

Nguyên tắc 3: Tránh FOMO Trading

FOMO Trading là hiện tượng đổ xô mua đồng coin khi giá của nó đã tăng xx %

Ví dụ: Giá của đồng coin A tăng 57%, bạn tin giá của A sẽ tăng tiếp và đặt lệnh mua, nhưng sau khi bạn mua thì giá giảm xuống sâu.

Vì vậy nhà đầu tư nên tránh tình trạng FOMO Trading, mua Coin nào đó khi thấy nó tăng đáng kể rồi. Bạn nên nghiên cứu kỹ dự án và về Coin trước khi vào, kiên nhẫn chờ đợi giá tốt mới đặt lệnh mua. 

3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

3.1. Phân bổ tỷ trọng danh mục đầu tư tài chính

Ngoài đầu tư tiền điện tử, bạn nên đầu tư thêm các kênh tài sản khác để có thể cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận 

Bạn nên phân bổ tỷ trọng các danh mục đầu tư tài chính dựa trên độ tuổi, khả năng tài chính, mục tiêu tài chính và khẩu vị rủi ro. 

Trải nghiệm Công cụ quản lý tài chính cá nhân để GoMoney khuyến nghị chiến lược đầu tư cho bạn.

Trong bài viết này, Go Money sẽ tổng hợp các yếu tố đó thành 3 mẫu người phổ biến để bạn dễ dàng tham khảo:

Sau khi phân bổ danh mục đầu tư, bạn sẽ dành khoảng 10-20% vốn đầu tư vào tiền điện tử. Tiền điện tử gồm 2 nhóm coin chính:

  • Blue chip coin: BTC, ETH và các coin khác nằm trong Top 15 coin xếp hạng theo vốn hóa thị trường. 

Blue chip chỉ các công ty có vốn hóa thị trường lớn, uy tín và lâu đời trong lĩnh vực của mình. Trong thị trường chứng khoán, cổ phiếu blue chip là cổ phiếu của công ty lớn có nền tảng tài chính hoạt động tốt nhiều năm. 

 Nhóm coins này có tính an toàn cao và có tính ổn định. Tuy nhiên có nhiều giai đoạn tăng trưởng chậm.

  • Altcoins: Nhóm coins khác

Ngoại trừ nhóm blue-chip coin được kiểm chứng qua thời gian và tính ứng dụng, thì nhóm coins còn lại có mức độ rủi ro rất cao, nhưng có khả năng phát triển mạnh và sinh lời cao. Khả năng sinh lời là vài trăm %, thậm chí lên đến vài ngàn %, rủi ro cũng có thể mất hết.

Đọc thêm Chiến lược lựa chọn tiền điện tử (Crypto)

3.2. Đa dạng hóa trong danh mục đầu tư tiền điện tử (Crypto)

Với 2 nhóm coin là blue chip coin và altcoins, bạn có thể phân bổ theo tỷ lệ 90/10 để phân bổ rủi ro 

  • 90% tài sản crypto ở dạng blue chip coin: mức độ rủi ro thấp, tỷ suất lợi nhuận ổn định
  • 10% vào nhóm altcoins: mức độ rủi ro cao, tỷ suất lợi nhuận rất cao nếu lựa chọn được coin tiềm năng

Tỷ trọng phân bổ phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và chiến lược của bạn. Thị trường tiền điện tử có tương quan cao với biến động giá của Bitcoin, điều này làm cho đa dạng hóa trở thành nhiệm vụ không hợp lý. 

Ví dụ như khi giá BTC giảm 5% thì các Altcoins có thể giảm từ 10%-15%, biến động nhiều gấp đôi so với BTC. Đôi khi, một số Altcoins có ít tương quan với BTC, nhà đầu tư có thể tận dụng lợi thế, ví dụ BTC giảm 5% nhưng Altcoins vẫn tăng 20%. Vì vậy chiến lược phân bổ tỷ trọng nên áp dụng linh hoạt từng thời điểm và tránh “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.

Kết luận: Quản lý vốn giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận dự kiến, giảm thiểu rủi ro thấp nhất. Vì các thị trường có mối tương quan cao với Bitcoin, cần áp dụng chiến lược phân bổ tài sản cho các danh mục tiền điện tử một cách thận trọng.