Khi nhắc đến quản lý tài chính cá nhân, quy tắc 50/30/20 thường được áp dụng để phân bổ số tiền của mình cho các mục đích như chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, từng độ tuổi sẽ có các cách chia khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu tài chính và khẩu vị rủi ro của mỗi người. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất.
Quản lý tài chính cá nhân là việc áp dụng các quy tắc tài chính trong việc quản lý tài chính cá nhân. Đây là quá trình lên kế hoạch phân bổ số tiền cho chi tiêu cơ bản, tiết kiệm, xây dựng quỹ khẩn cấp (Emergency Fund), hưu trí (Retirement), mua bảo hiểm và đầu tư.
2.1. Lập ngân sách
Lập ngân sách là cách bạn quản lý thu nhập và chi tiêu của mình cho hợp lý. Quy tắc 50/30/20 là nguyên tắc cơ bản cho một ngân sách thông minh: 50% số tiền của bạn để dành cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, 30% cho những sở thích của bản thân như giải trí, giáo dục, giao lưu cùng bạn bè và 20% thu nhập của bạn dành cho quỹ khẩn cấp, hưu trí, đầu tư.
Điều quan trọng trong việc lên kế hoạch tài chính là làm sao đẩy mạnh khả năng tài chính của bản thân. Nói cách khác, bạn cần phải tăng nguồn thu nhập và giảm thiểu những chi tiêu của mình tới mức tối đa.
Bên cạnh lương định kỳ hàng tháng, nguồn thu nhập của bạn có thể đến từ các công việc khác nhau (freelance, blogger, kinh doanh), đầu tư.
Về chi tiêu, bạn phải xác định cụ thể khoản chi cố định (tiền thuê nhà, tiền điện, tiền ăn) và một số khoản tiền không cố định (quần áo, mỹ phẩm, khóa học, đi chơi cùng bạn bè…). Bạn nên giảm thiểu các khoản chi tiêu không cần thiết với bản thân để dành tiền cho đầu tư.
Cách tiện lợi và đơn giản nhất để thống kê các khoản chi tiêu cá nhân đó là sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ hoặc các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân.
Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đều là phương thức thanh toán phổ biến hiện nay thay cho tiền mặt. Thẻ ghi nợ là công cụ thanh toán mà bạn chỉ được chi tiêu trong phạm vi số tiền có trong tài khoản. Loại thẻ này phù hợp với những đối tượng có mức thu nhập chuyển khoản ổn định hàng tháng như sinh viên.
Ngoài ra, với những đối tượng thường có nhu cầu tài chính đột xuất hoặc mong muốn có một quỹ dự phòng hiệu quả, thẻ tín dụng sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Đây là loại thẻ mà bạn dùng tiền của ngân hàng để thanh toán và trả sau với hạn mức tới hàng trăm triệu. Hàng tháng, ngân hàng sẽ gửi sao kê chi tiết các khoản chi bằng thẻ tín dụng. Nếu quá 45 ngày mà bạn chưa thanh toán, bạn sẽ được tính lãi và chịu phí phạt theo quy định.
Nếu có thể, bạn nên tránh sử dụng thẻ tín dụng để không mắc phải những khoản nợ do bạn mua sắm quá nhiều.
2.2. Xây dựng mục tiêu tài chính
Nhìn chung, xây dựng mục tiêu tài chính là xác định cụ thể các khoản tiết kiệm, đầu tư hoặc chi tiêu trong thời gian ngắn hạn cũng như lâu dài:
Mục tiêu ngắn hạn ( 2 – 3 năm) | Mục tiêu dài hạn |
Trả được hết các khoản nợ, tránh sử dụng thẻ tín dụng để không tạo thêm bất kỳ khoản nợ nào. | Lên kế hoạch vay vốn để phát triển kinh doanh |
Tiết kiệm tiền cho quỹ khẩn cấp (Emergency Fund) để bạn vẫn có thể chi trả được những chi phí thiết yếu trong vòng 3-6 tháng. | Tiết kiệm cho quỹ hưu trí sẽ đảm bảo cuộc sống an nhàn khi về hưu mà không phụ thuộc vào con cái. |
Dành khoảng 5% số tiền để đầu tư cho bản thân như học thêm một chứng chỉ mới, tham gia khóa học về kinh doanh, kĩ năng sống, vv. | Tiết kiệm cho những dự định của cả gia đình bạn như đầu tư giáo dục cho con, xây dựng quỹ dự phòng hay mua bảo hiểm cho gia đình. |
Đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các quỹ mở. | Đẩy mạnh hơn kinh tế của bạn bằng cách đầu tư bất động sản, các quỹ đầu tư, vàng, các cổ phiếu có lợi nhuận cao hơn, v.v |
Mua bảo hiểm | Làm thiện nguyện nhiều hơn |
Mục tiêu tài chính nên được đảm bảo theo tiêu chuẩn S.M.A.R.T: Cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, kế hoạch của bạn sẽ rất khó để thực thi.
2.3 Tiết kiệm tiền thông minh
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiết kiệm ngân hàng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người bởi tính an toàn của nó. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều gửi tất cả tiền vào một tài khoản tiết kiệm duy nhất hoặc không dám gửi hết tiền vào ngân hàng vì sợ nếu rút ra không đúng kỳ hạn thì sẽ không được hưởng lãi.
Vậy nên cách tốt nhất đó là chia tiền gửi theo từng kỳ hạn khác nhau như 1 tháng, 6 tháng, 1 năm, 18 tháng và 36 tháng. Nếu tình hình tài chính không ổn định, bạn vẫn có thể rút một số khoản tiền mà không ảnh hưởng tới lãi suất của toàn bộ số tiền. Giả sử mục tiêu tiết kiệm của bạn là mua xe hơi và đề phòng một số trường hợp khẩn cấp, bạn nên mở 2 tài khoản độc lập với kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng uy tín để bạn lựa chọn gửi tiết kiệm. Nhìn chung, lãi suất gửi tiết kiệm giữa các ngân hàng không chênh lệch quá nhiều, nhưng bạn cũng nên cân nhắc ngân hàng nào có lãi suất cao hơn để gửi tiền. Kỳ hạn từ 1-6 tháng có lãi suất trung bình khoảng 3-5% trong khi kỳ hạn trên 6 tháng sẽ thay đổi từ 6-7,5% tùy ngân hàng. Để biết cụ thể nên gửi tiền ngân hàng như thế nào để lời nhất, xem thêm: Hướng dẫn tổng quan và chi tiết gửi tiết kiệm ngân hàng.
Quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp: là số tiền (hoặc tài sản có tính thanh khoản cao) mà bạn tiết kiệm cho chi phí sinh hoạt từ 3-6 tháng đề phòng các trường hợp như bệnh tật, thất nghiệp hay khủng hoảng kinh tế. Dựa vào chi phí sinh hoạt hàng tháng, bạn sẽ biết được bạn cần bao nhiêu tiền cho quỹ dự phòng của mình.
Trước khi nghĩ đến các hình thức đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất động sản có tiềm năng sinh lời nhiều, bạn nên tính toán lập ra quỹ dự phòng cho bản thân hoặc gia đình. Ví dụ một gia đình dành ra 15 triệu cho các chi phí sinh hoạt hàng tháng như thuê nhà, ăn uống và các chi tiêu cần thiết khác, vậy thì họ phải dành ra ít nhất 45 triệu (3 tháng) hoặc 90 triệu (6 tháng) cho quỹ khẩn cấp.
Có ba cách để thiết lập quỹ khẩn cấp cho riêng mình:
Mở tài khoản tiết kiệm online/trực tiếp tại quầy. Hai cách này thường không có gì quá khác nhau, tuy nhiên một số ngân hàng đẩy mạnh việc tiết kiệm online bằng cách tăng lãi suất gửi tiết kiệm. Bạn có thể tham khảo cách mở tài khoản tiết kiệm online ở một số ngân hàng như: Techcombank, Vietinbank, HSBC, Citibank…
Bạn có thể tạo quỹ khẩn cấp bằng cách mua các loại trái phiếu ngắn hạn có thanh khoản tốt. Xem thêm Hướng dẫn tổng quan và chi tiết đầu tư trái phiếu.
Ngoài ra, các cá nhân có thể tiết kiệm tiền trên ứng dụng tài chính như Finhay, Viettel Pay với lãi suất 5%/năm và bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào.
Hưu trí
Ở Việt Nam, ngoài đối tượng thuộc biên chế nhà nước được nhận lương hưu ra, phần lớn mọi người khi đến tuổi về hưu thường phụ thuộc vào con cái hoặc bán tài sản của mình để đảm bảo cuộc sống. Thực trạng này sẽ dẫn đến sự không bền vững và có thể bị áp lực tài chính bất cứ lúc nào đối với những người không còn sức lao động. Do vậy, cách tốt nhất để có cuộc sống nghỉ hưu thật an tâm đó là tham gia bảo hiểm hưu trí càng sớm càng tốt.
Hiện nay, Việt Nam có 6 trong 18 công ty bảo hiểm nhân thọ có đủ điều kiện triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo luật định:
Prudential Việt Nam (bảo hiểm cá nhân),
Bảo Việt Nhân thọ, Dai-ichi Việt Nam (bảo hiểm cho nhóm hoặc cá nhân)
PVI Sun Life, Manulife, AIA Việt Nam (bảo hiểm cho người lao động tại doanh nghiệp).
2.4. Đầu tư tiền
Hiện nay thị trường Việt Nam có 8 kênh đầu tư phổ biến giúp tiền của bạn sinh lời. Điều quan trọng trong quản lý tài chính là chúng ta nên ĐA DẠNG hóa các “quả trứng” của mình để chúng không nằm trong cùng một rổ.
Ví dụ, một nhân viên văn phòng đi làm vài năm dành dụm được 100 triệu không thể dồn hết tiền vào gửi tiết kiệm ngân hàng bởi vì đấy không phải là cách duy nhất để tiền sinh lời. Họ có thể dành số tiền đầu tư vào các kênh như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, bitcoin, tiết kiệm ngân hoặc vàng.
Kênh đầu tư | Mô tả |
Gửi tiết kiệm | Gửi tiết kiệm là một trong những cách an toàn cho những ai không muốn mạo hiểm để đầu tư tiền. Lãi suất gửi tiết kiệm sẽ tương ứng với kỳ hạn bạn cam kết, để biết cách gửi tiết kiệm hiệu quả nhất, xem thêm Hướng dẫn tổng quan và chi tiết gửi tiết kiệm ngân hàng. |
Hàng hóa/ Vàng | Nhà đầu tư sẽ tham gia vào các thị trường hàng hóa như năng lượng thiên nhiên (dầu khí), vàng, bạc, nông sản. Vàng là loại hình đầu tư có tính thanh khoản cao, ít bị ảnh hưởng bởi thị trường. Xem thêm Hướng dẫn đầu tư vàng hiệu quả nhất |
Trái phiếu | Phát hành trái phiếu là cách mà các công ty hoặc chính phủ huy động vốn từ thị trường. Các nhà đầu tư mua trái phiếu sẽ được ưu tiên trả lại tiền gốc và lãi trước các cổ đông của công ty đó. Khi so sánh với cổ phiếu, trái phiếu sẽ có ít rủi ro hơn. Bạn nên chọn các công ty có tình hình tài chính ổn định để đầu tư. Xem thêm Hướng dẫn đầu tư trái phiếu |
Chứng khoán | Cũng giống như trái phiếu, phát hành chứng khoán là cách mà các công ty huy động vốn từ cộng đồng. Các cổ phiếu này được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán. Khi đầu tư chứng khoán, bạn phải có hiểu biết cơ bản về thị trường tài chính để tránh mất tiền vào những cổ phiếu rủi ro. Xem thêm Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu. |
Quỹ mở | Quỹ mở thường có rủi ro thấp bởi vì họ đa dạng hóa các danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào một kênh duy nhất. Danh sách đầu tư được quản lý bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp, do vậy, quỹ mở thường phù hợp với ai chưa có nhiều kiến thức về đầu tư. Ở Việt Nam có một số các quỹ mở như : I-invest, BSC, SSI, I-fund, Vietcombank, MB capital, techcom capital. Xem thêm Hướng dẫn đầu tư quỹ mở. |
Quỹ đầu tư | Đầu tư tiền vào các quỹ như Vinacapital, Mekong capital, Seedcom.vn, Vietnam Young Business Association đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức cơ bản về kinh tế và tài chính. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần có số vốn nhất định và sẵn sàng gửi tiền với kỳ hạn lâu dài để đạt được lợi nhuận mong muốn. Xem thêm Hướng dẫn đầu tư tiền vào các quỹ đầu tư. |
Bất động sản | Đây là kênh đòi hỏi các nhà đầu tư có số vốn lớn và muốn mạo hiểm để tiền sinh lời nhiều nhất. Giá của bất động sản rất khó đoán, phụ thuộc vào các dự án đô thị hoặc bối cảnh chính trị xã hội. Để biết đầu tư bất động sản đúng cách, xem thêm Hướng dẫn đầu tư bất động sản. |
Tiền ảo | Bitcoin là một trong các kênh đầu tư tiền điện tử phổ biến hiện nay. Bạn cũng cần có hiểu biết về tiền ảo để đầu tư cho đúng cách bởi giá của các loại tiền điện tử rất biến động. Xem thêm Hướng dẫn đầu tư tiền ảo. |
2.5 Mua bảo hiểm
Bảo hiểm là cách để tổng hòa 3 yếu tố tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ. Nhiều người còn đang nghi ngờ trước sự cần thiết của bảo hiểm nhưng đây là một trong những loại hình đầu tư hiệu quả nhất trong những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Có 3 loại bảo hiểm chính trên thị trường
Bảo hiểm do nhà nước thực hiện | Loại BH này bao gồm Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội |
Bảo hiểm thương mại | Trên thị trường có 3 loại hình bảo hiểm thương mại gồm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe |
Người dùng nên cân nhắc kỹ 3 tiêu chí: chi phí, hạn mức được hưởng và nhu cầu sử dụng để chọn ra được loại bảo hiểm phù hợp cho bản thân. Để hiểu thêm về các loại bảo hiểm, hãy đọc: Các loại bảo hiểm phổ biến hiện nay
Tuổi | Các khoản nợ | Đầu tư |
20s – 30s | – Giảm thiểu nợ nhiều nhất có thể. – Thuê nhà | – Đầu tư vào bản thân – Đầu tư vào các kênh như cổ phiếu, trái phiếu và vàng. – 90% số tiền đầu tư dành cho cổ phiếu khi bạn 30 tuổi. |
40s – accumulate wealth | Trả được hầu hết các khoản nợ. | – Đa dạng hóa các kênh đầu tư để sinh lời như bất động sản, tiền ảo, quỹ mở, các quỹ đầu tư. (80% số tiền đầu tư dành cho cổ phiếu khi bạn 40 tuổi) – Tiếp tục tích lũy kỹ năng để thăng tiến trong sự nghiệp. |
50s | Không có nợ. | – Lên kế hoạch cho nghỉ hưu – Tiếp tục bỏ tiền vào các quỹ đầu tư và các kênh sinh lời khác (70% số tiền đầu tư dành cho cổ phiếu khi bạn 50 tuổi) |
60s | Không có nợ. | – Tiếp tục đa dạng các loại hình đầu tư (hơn 50% đầu tư vào cổ phiếu) |
Hưu trí | Quỹ khẩn cấp | Bảo hiểm |
Dành tiền lương cho hưu trí tương ứng với lương của 1 năm đi làm. | Tiết kiệm cho chi phí cơ bản tối thiểu 3 tháng | Mua bảo hiểm |
Dành tiền lương cho hưu trí tương ứng với 3 năm đi làm. | Tiết kiệm cho chi phí cơ bản tối thiểu 3-6 tháng | Mua bảo hiểm cho gia đình |
Dành tiền lương cho hưu trí tương ứng với 6 năm đi làm. | Tiết kiệm cho chi phí cơ bản tối thiểu 12-18 tháng | |
Dành tiền lương cho hưu trí tương ứng với 8 năm đi làm. |