Hẳn bạn từng được nghe một nhân viên tư vấn bảo rằng phí bảo hiểm của họ rẻ hơn các công ty khác. Tuy nhiên “rẻ” hay “đắt” thực tế không chỉ dựa vào mức phí đóng bảo hiểm mà bạn vẫn tưởng. Bởi phí bảo hiểm không chỉ dùng để đền bù tổn thất khi gặp rủi ro mà còn để đầu tư tích lũy.
Chú ý: Bảo hiểm Nhân thọ có rất nhiều loại nhưng bài viết dưới đây sẽ chủ yếu phân tích các loại sản phẩm bảo hiểm phổ biến nhất ở Việt Nam (universal life insurance). Đặc điểm nhận diện loại bảo hiểm này bao gồm:
- BHNT kết hợp với tích lũy
- Đóng tiền x năm bảo vệ tới năm 80, 85, 90, 99 tuổi
- Có thể linh hoạt đóng phí từ năm thứ y
- Có thể rút tiền từ tài khoản khi cần
1. Phí bảo hiểm là gì?
Phí bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho công ty bảo hiểm để được đền bù những tổn thất tài chính khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Phí bảo hiểm phụ thuộc nhiều giới tính, nghề nghiệp,… và đặc biệt là độ tuổi, tuổi càng lớn thì mức phí càng cao. Mức phí bảo hiểm được khuyến nghị chỉ nên từ 10 – 20% thu nhập hàng năm của bạn.
Với loại bảo hiểm được đề cập ở đây, phí bảo hiểm sẽ bao gồm chi phí thực cho các rủi ro được bảo hiểm và tiền tích lũy mà công ty bảo hiểm dùng để đầu tư.
Ban đầu, nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm Nhân thọ vô cùng đơn giản: người mua đóng một khoản phí, đổi lại sẽ được công ty bảo hiểm chi trả một khoản tiền lớn nếu người đó tử vong khi hợp đồng còn hiệu lực. Hiểu đơn giản toàn bộ khoản phí này dùng để mua sản phẩm nên nghiễm nhiên là CHI PHÍ THỰC mất đi hàng năm. Và đây là chi phí NỔI, vì bạn có thể nhìn ngay thấy nó.
Như vậy, Bảo hiểm Nhân thọ là sự kết hợp giữa bảo hiểm và tích lũy. Phí bảo hiểm không còn đơn thuần là Chi phí thực như nguyên bản nữa mà nó bao gồm cả 1 phần Tiền tích lũy mà bạn bắt buộc phải tích lũy tại công ty bảo hiểm.
Lúc này, việc đóng phí bảo hiểm có thể hiểu như việc nộp tiền vào tài khoản của bạn tại công ty bảo hiểm và sau đó, dòng tiền này về bản chất sẽ được phân bổ như sau:
PHÍ BẢO HIỂM = CHI PHÍ THỰC (ngầm) + TIỀN TÍCH LŨY
(cố định) (tăng hàng năm) (giảm hàng năm)
Chi phí thực là các loại phí quản lý và quan trọng hơn là “phí bảo hiểm rủi ro” được đo lường bởi giá trị Quyền lợi bảo hiểm nhân với xác suất xảy ra rủi ro. Công thức định giá rủi ro là bí quyết của mỗi hãng bảo hiểm, do đó bạn không thể nhìn được công thức tính chi phí này.
Nhưng có một điều chắc chắn là nó có xu hướng tăng lên theo thời gian khi bạn nhiều tuổi hơn. Ngay cả khi bạn ngừng đóng phí, chừng nào công ty bảo hiểm còn bảo vệ bạn thì ngày đó bạn phải chi trả phí này. Khoản tiền này thực chất công ty bảo hiểm đã ngầm trừ đi khỏi giá trị tài khoản của bạn và xuất hiện đâu đó trên bảng minh họa.
Tiền tích lũy là tiền bạn đóng vào hàng năm sau khi trừ đi Chi phí thực. Bạn có thể nhận được các khoản tiền thưởng trong tương lai, và bản chất là 1 phần tiền tích lũy của chính bạn đã bị giữ lại ở trước đó. Điều quan trọng ở đây chính là: dòng tiền của bạn được tích lũy theo cách nào là phụ thuộc vào sản phẩm bạn chọn.
Nó có thể là lãi thu được từ Quỹ liên kết chung hoặc Quỹ liên kết đơn vị như quỹ Cân bằng, quỹ Tăng trưởng,… Lãi suất các quỹ này ở các công ty bảo hiểm hiện đều khá tốt (từ 5% tới trên 10%, thậm chí trên 15%). Nếu bạn lựa chọn được quỹ đầu tư hoạt động hiệu quả, lợi suất này hoàn toàn có thể vượt xa lãi suất gửi tiết kiệm.
- Quỹ liên kết chung: là một quỹ chung của mỗi công ty bảo hiểm. Tính chất an toàn do được cam kết lãi suất hàng năm, nhưng tỷ lệ sinh lời thấp (thường duy trì quanh mức 5%)
- Quỹ liên kết đơn vị: gồm nhiều quỹ nhỏ khác nhau, từ rất an toàn tới rất rủi ro. Bạn có thể tự do lựa chọn quỹ đơn vị phù hợp với mình, hả năng sinh lời phụ thuộc vào quỹ bạn chọn. (lãi suất dao động nhiều từ 3 – 17%)
.
Có một điểm quan trọng ở đây, bạn cần hiểu rằng, các con số lợi suất này chỉ tính trên tổng tiền tích lũy, không phải là tổng phí bảo hiểm bạn nộp vào ban đầu. Bởi vậy, nếu bạn muốn biết nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm, bạn hãy trừ chi phí thực đi trước đã.
Bởi nếu không trừ đi, bạn sẽ cảm thấy lợi nhuận này rất nhỏ, không đáng để bỏ tiền. Còn nếu bạn lầm tưởng mua bảo hiểm nhân thọ là phải mất toàn bộ phí bảo hiểm thì sẽ thấy vô cùng đắt đỏ.
Bản chất mua Bảo hiểm Nhân thọ là việc bạn “túc tắc” nộp tiền vào một tài khoản tại Công ty bảo hiểm để gây dựng 1 quỹ tiền mặt cho chính mình. Nhờ tài khoản này, bạn vừa được tích lũy để sinh lời hàng năm, lại được bảo vệ trước các rủi ro trong cuộc sống. Hàng năm chi phí thực để bảo hiểm cho bạn sẽ được khấu trừ từ tài khoản đó, số dư tiền còn lại trên tài khoản thì vẫn luôn là tiền của bạn.
Tuy nhiên, các sản phẩm Bảo hiểm Nhân thọ sẽ khác nhau ở chỗ:
- Mỗi hãng bảo hiểm sẽ có công thức định giá rủi ro khác nhau thứ làm cho sản phẩm thực sự trở nên đắt hay rẻ
- Mỗi sản phẩm sẽ đòi hỏi mức độ tích lũy đi kèm khác nhau, vấn đề là bạn sẵn sàng gửi bao nhiêu tiền ở công ty bảo hiểm
- Mỗi quỹ liên kết sẽ có triển vọng mang lại lợi suất tích lũy khác nhau dựa trên đội ngũ quản lý quỹ.
Vì vậy, khi đã chọn được 1 dòng sản phẩm rồi, bạn hãy cân nhắc cụ thể rủi ro cần được bảo hiểm và số tiền muốn nhận về để lựa chọn được hợp đồng bảo hiểm phù hợp.
3. Các câu hỏi thường gặp về phí bảo hiểm
Lãi suất của bảng minh họa có đúng không?
Thực tế lãi suất mà các tư vấn viên hay nói với khách hàng chỉ là để minh họa theo quy định của Bộ Tài chính. Còn lãi suất thực nhận về sẽ phụ thuộc vào sản phẩm mà bạn lựa chọn và tình hình đầu tư của từng công ty bảo hiểm.
Hiện nay có 2 dòng sản phẩm để tiết kiệm và đầu tư phổ biến là thông qua quỹ liên kết chung và quỹ liên kết đơn vị. Hai sản phẩm này khác nhau ở cách phân bổ phí (phí cho bảo hiểm rủi ro và tiền tích lũy) và lãi suất cam kết.
- Quỹ liên kết chung: có cam kết lãi suất tối thiểu, công ty bảo hiểm sẽ đầu tư các kênh khác nhau nhưng thường tập trung các kênh an toàn, ổn định => Phù hợp với người chỉ muốn tiết kiệm.
- Quỹ liên kết đơn vị: không cam kết lãi suất, gồm nhiều dạng quỹ với lãi suất khác nhau, từ rất lãi suất rất thấp tới rất cao. => Phù hợp với người muốn đầu tư sinh lời vì rủi ro cao hơn, nhưng cũng linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, tình hình đầu tư của công ty bảo hiểm lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lãi suất mà bạn nhận về. Trong những năm gần đây Prudential đang là công ty bảo hiểm có hoạt động đầu tư tốt nhất, các quỹ của Prudential đều có lãi suất cao hơn so với các công ty khác như Manulife hay Daiichi.
Phí rủi ro của bảo hiểm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bảo hiểm nhân thọ thực chất là sản phẩm để bảo vệ, nên chi phí thực sẽ liên quan trực tiếp tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn, trong đó bao gồm là:
Yếu tố | Ảnh hưởng | Giải thích |
Độ tuổi | Tuổi càng cao, phí cũng càng cao | Tuổi cao đồng nghĩa khả năng phòng vệ của cơ thể giảm sút, vừ rủi ro tử vong, mắc các bệnh lý nghiêm trọng cũng tăng cao |
Nghề nghiệp | Phí bảo hiểm tỷ lệ thuận với độ nguy hiểm của nghề nghiệp | Các nghề lao động như công nhân công trường, bảo vệ,… có khả năng gặp các tai nạn lớn hơn nên phí cũng tăng cao |
Giới tính | Nam thường có phí bảo hiểm tử vong và tai nạn cao hơn nữ | Tỷ lệ Nam giới tử vong tự nhiên và khả năng gặp tai nạn của Nam cao hơn Nữ |
Tình trạng sức khỏe | Sức khỏe càng yếu, phí bảo hiểm càng cao | Tình trạng sức khỏe yếu tức là nguy cơ tử vong và thương tật cao |
Quyền lợi bảo hiểm | Chọn càng nhiều quyền lợi hoặc giá trị các quyền lợi càng cao thì phí cũng càng cao | Để được chi trả các quyền lợi nhiều hơn, cao hơn, bạn cũng phải tăng phí đóng cho công ty bảo hiểm |
Phí trừ 4 năm đầu quá lớn nên có phải cần đóng tiền dài hạn mới có lãi?
Các công ty bảo hiểm thường trừ phí rất nhiều trong 4-5 năm đầu của hợp đồng, tuy nhiên phí bị trừ từ năm thứ 5 hoặc 6 trở đi sẽ ít hơn hẳn.
Đây là cách để công ty bảo hiểm khiến bạn phải cam kết lâu dài khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, vì vốn công ty đã chi trả một số tiền bảo hiểm về nhân thọ và sức khỏe cho bạn rất lớn.
Kết luận
Như vậy, thực chất, không có sản phẩm bảo hiểm nào là đắt hay rẻ trên thị trường. Nếu bạn muốn có một khoản tiết kiệm về lâu dài, tích lũy qua quỹ bảo hiểm cũng là một lựa chọn tốt. Ngoài ra, nếu bạn tự tin về khả năng đầu tư của mình, bạn có thể chọn các sản phẩm bảo hiểm có phần tích lũy ít nhất. Hãy đăng kí tư vấn cùng với các chuyên gia tài chính của GoMoney để chọn một sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với bạn nhé