Cú trượt giá dài từ tháng 3/2020  của USD và biến động của vàng 2020 là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Vậy 2021 này bạn nên đầu tư vào đâu, vàng hay USD? 

Dưới đây là vài nhận định của Go Money

1. Tổng quan đầu tư vàng và USD

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy việc nắm giữ USD, một trong 5 đồng tiền chính của thế giới, là một hình thức đầu tư cực kì an toản với tỉ lệ biến động thấp và rủi ro vỡ nợ gần như bằng không

Đối với vàng thì lại là một hình thức ngược lại với mức sinh lời cao, độ biến động cao và sự biến động của giá sẽ ngược chiều với nền kinh tế. Vì vậy đối với bối cảnh thị trường kinh tế bất ổn thì vàng là một kênh trú ẩn an toàn của nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Dưới đây là tỷ suất sinh lợi của vàng, USD qua các năm

 

Thời gian

Kênh Đầu tư

3 năm (2018 – 2020)

5 năm (2016 – 2020)

10 năm (2011 – 2020)

Vàng

15,00%

11,00%

4,54%

USD

0,60%

0,91%

2,29%

2. So sánh đầu tư vàng với USD

Có rất nhiều nhà đầu tư vẫn phân vân, liệu sự khác biệt về tỷ suất sinh lời giữa vàng và USD ra thì còn những gì cần phải lưu ý trước khi ra quyết định đầu tư, bảng dưới đây sẽ so sánh sự khác nhau giữa USD và vàng để NĐT có cái nhìn tổng quan về hai hình thức đầu tư này.

Đặc điểm

Vàng

Đồng tiền USD

Lợi suất trung bình

Cao (9%/năm)

Thấp (2.3%/năm)

Rủi ro biến động giá

Cao

Thấp

Tính thanh khoản

Thấp

Cao

Biến động theo nền kinh tế

Ngược chiều nền kinh tế (nền kinh tế suy thoái dẫn đến giá vàng tăng, và nền kinh tế phát triển dẫn đến giá vàng giảm mạnh)

Cùng chiều nên kinh tế bởi USD đại diện cho nền kinh tế thế giới

Chi phí

Lớn so với việc mua và giữ vàng vật chất, nhỏ với giao dịch vàng ngoại hối

Không đáng kể

Mua vàng và nắm giữ USD đều là 2 kênh đầu tư tiềm năng. Vàng sẽ phù hợp để giữ tiền trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng trong khi nắm giữ USD là lựa chọn tốt khi kinh tế phát triển.

3. Yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng 

3.1 Dự trữ của ngân hàng trung ương

Dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương ảnh hưởng lớn tới giá vàng bởi khi các NHTW đa dạng hóa dự trữ tiền tệ – giảm tích lũy tiền giấy tăng dự trữ vàng, giá vàng tăng

Hiện nay thì các NHTW đang tăng lượng dự trữ vàng cho quốc gia vì một số lý do: giảm rủi ro, phòng ngừa lạm phát và thúc đẩy sự ổn định kinh tế

3.2 Giá trị của đồng đô la Mỹ

Giá trị vàng sẽ biến động ngược chiều so với USD. Nếu giá USD mạnh sẽ khiến cho giá vàng giảm và ổn định hơn. Trong thời kì bất ổn kinh tế chính trị khi đồng USD yếu đi người ta sẽ có xu hướng đầu tư vào vàng thông qua các quỹ hay ngân hàng.

Năm 2021, với việc nợ công của Mỹ tăng cao kết hợp với việc bơm 9 tỷ USD ra cho người dân sẽ khiến cho đồng USD càng ngày càng suy yếu. Đồng thời giá vàng cũng sẽ tăng cao.

3.3 Thị trường và nhu cầu 

Như bao hàng hóa khác, vàng cũng bị chi phối bởi yếu tố cung cầu trên thị trường.

Khi nhu cầu tiêu dùng đồ trang sức, đồ điện từ thì giá vàng cũng sẽ tăng theo, đồng thời ở Việt Nam việc nắm giữ độc quyền vàng kết hợp với việc gia tăng dự trữ vàng khiến cho giá vàng sẽ càng tăng trong thời gian tới.

3.4 Khai thác vàng

Khai thác vàng đang trở nên khó khăn, tốn kém chi phí và khiến cho giá vàng tăng mạnh.

Bởi hiện nay, các mỏ lớn như Siberia ở Nga, Hushan ở Trung Quốc, Mỹ, Châu Phi đã được khai thác khá nhiều. Khiến sản lượng giảm dần, bởi những chỗ “dễ khai thác” đã được khai thác hết, nên để có thể khai thác nhiều hơn cần đào sâu hơn và gặp nhiều vấn đề về sự nguy hiểm, tác động tới môi trường. Khiến cho chi phí tăng do khó khăn trong việc đào vàng.

3.5 Lợi suất tiền gửi giảm dần

Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đang giảm dần, ở trung bình mức 1%/năm, đã khiến cho kênh đầu tư truyền thông trở nên kém hấp dẫn khiến cho giá vàng trong nước tăng mạnh. Bởi các nhà đầu tư sẽ rút tiền để đầu tư vàng. 

Bên cạnh đó với thông tin chính thức từ FED: Duy trì giảm mức lãi suất xuống 0% cho đến năm 2023 thì vàng trên thế giới sẽ còn đồng loạt tăng giá.

3.6 Lạm phát

Vàng được chứng minh là hàng rào hiệu quả chống lạm phát ở hầu như bất cứ quốc gia nào, cũng như bất kì mức giá nào. 

Yếu tố cơ bản sâu xa khiến vàng vẫn được nhà đầu cơ quốc tế ưa chuộng là họ dự đoán khi kinh tế có dấu hiệu hồi phục trên thị trường nhà và thị trường hàng hóa thô (bao gồm dầu thô) thì vàng sẽ tăng giá do nỗi lo lạm phát tăng lên và vàng là công cụ bảo toàn giá trị khi có lạm phát cao

4. Tình hình vàng và triển vọng 2021

Vàng hiện nay

Với sự suy giảm của nền kinh tế thế giới do còn sự ảnh hưởng của Covid thì vàng đang là một kênh đầu tư cực kì hiệu quả với sự tăng đột phá lên 2013USD/ounce – mức giá cao nhất trong 20 năm qua. 

Và giá vàng sẽ còn tăng nữa bởi:

  • Các cảng Mỹ đang liên tục phá kỉ lục mới về nhập khẩu khi các cửa hàng và nhà bán lẻ trực tuyến tích trữ hàng hóa dẫn đến lạm phát sẽ trở thành vấn đề quan trọng làm cho các NĐT chuyển hết qua nắm giữ vàng
  • Tin tức về biến thể mới của Covid kháng được vaccine sẽ khiến cho sự tăng trưởng về giá của kim loại quý trong thời gian tới
  • Chu kỳ kinh tế: cứ 10 năm một với giai đoạn suy thoái vào 1987, 1998, 2008, và 2020 với dịch COVID thì đà suy thoái sẽ còn tiếp diễn trong một khoảng thời gian tiếp theo để có thể có thời gian bước sang giai đoạn phục hồi của nền kinh tế.

Nguồn: Biểu đồ giá vàng SJC

Ở Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa quý 1 2021 đạt 77.34 tỷ USD, xuất siêu 2 tỷ đã khiến cho nền kinh tế phục hồi trở lại mạnh mẽ, góp phần khiến nền sự gia tăng của phiếu và, trái phiếu, và sự sụt giảm nhẹ của vàng (-2% trong quý 1 năm 2021). 

Tuy có giảm nhẹ nhưng sự biến động về giá vàng của Việt Nam và thế giới có thể sai lệch trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thì cùng một xu hướng.

Triển vọng 2021

Nguồn: Word Gold Council

Vàng có vị thế độc tôn và vững chắc tại Việt Nam

Trong cuộc khảo sát Kitco News, 100% nhà đầu tư phố Wall nhận định giá vàng thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới bởi sự bất ổn của nên kinh tế vẫn chưa được kiểm soát tốt

Ở Việt Nam, World Gold Council (WGC) khảo sát 2000 nhà đầu tư thì có 72% số nhà đầu tư đang sở hữu vàng. 81% nhà đầu tư đã từng mua vàng thì đang cân nhắc sẽ tiếp mua vàng trong thời gian tới.

5. Tình hình USD và dự báo 2021

Tỷ giá đô la Mỹ thời gian qua sự biến động không ngừng theo tình hình nên kinh tế. Đặc biệt dưới sự bùng phát của COVID 19, [ELM khoanh]giá trị USD giảm mạnh vào năm 2020. 

Tỷ giá đô la Mỹ đồng thời chịu áp lực từ các chính sách giảm lãi của FED, từ dịch bệnh, từ cuộc chiến dầu khí. Hiện USD có nhiều biến động song song với giá vàng, nhưng chủ yếu tập trung theo chiều giảm. 

Tuy nhiên NĐT đầu tư không còn phải lo lắng quá khi đang nắm giữ đồng USD bởi Việt Nam áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, tác động vào tỷ giá bằng cách mua bán ngoại tệ để giữ một mức giá mục tiêu phù hợp với chiến lược của nhà nước.

Giá trị USD trong 2021 sẽ phục hồi nhưng không đáng kể. Bởi 

  • Mỹ đã tiêu đủ vaccine khiến cho thị trường trở nên ổn định
  • Nợ công, thâm hụt ngân sách và mối lo ngại về Covid là những vấn đề lớn khiến tỷ giá USD bất ổn

6.Kết Luận

Với giá vàng đang tăng trưởng mạnh mẽ thêm với sự lạc quan của thị trường, vàng vẫn là tài sản giá trị và có khả quan sinh lời tốt hơn so với USD vào năm 2021 tuy nhiên các nhà đầu tư nên cẩn trọng trước khi ra quyết định. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các kênh đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản để tối ưu hóa danh mục đầu tư của mình.