Gần đây, nhiều người đổ xô đi kinh doanh Franchise trà sữa, cafe hay cho thuê Airbnb. Tuy nhiên, liệu có nên kinh doanh như vậy trong thời điểm này không? Hay nên đầu tư vào các kênh khác để sinh lời tốt hơn? Cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Nên đầu tư hay kinh doanh?
Nhiều người cảm thấy phân vân không biết nên đầu tư hay kinh doanh bởi họ cho rằng đầu tư thường đi liền với nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh doanh cũng là một hình thức đầu tư với mức vốn cao hơn và nhiều khi còn rủi ro hơn các kênh đầu tư như trái phiếu, bất động sản – chung cư.
Do đó, bạn nên xác định mục tiêu tài chính, năng lực cá nhân, khẩu vị rủi ro và độ tuổi của mình trước khi đầu tư. Trong trường hợp tốt nhất, bạn có thể cân nhắc vừa kinh doanh vừa đầu tư với tỷ trọng hợp lý để phân bổ rủi ro và tối ưu lợi nhuận.
Bảng so sánh tỷ suất lợi nhuận giữa các kênh đầu tư
Kênh đầu tư | Tỷ suất lợi nhuận | Mức độ rủi ro |
Tiền ảo Bất động sản – Đất nền | Rất cao | Rất cao |
Kinh doanh tư nhân Chứng khoán – Ngắn hạn | Cao | Cao |
Chứng khoán – Dài hạn Vàng | Trung bình | Trung bình |
Trái phiếu Bất động sản – Chung cư | Thấp | Thấp |
Gửi tiết kiệm ngân hàng | Rất thấp | Rất thấp |
** Đầu tư ngắn hạn thường trong khoảng thời gian dưới 1 năm. Đầu tư dài hạn thường kéo dài hơn 1 năm.
Nếu bạn muốn lợi nhuận cao, thu nhập ổn định và sinh lời dài hạn, bạn có thể cân nhắc kinh doanh. Bởi kinh doanh tư nhân hiệu quả có khả năng sinh lời cao và đều đặn hơn hầu hết các kênh đầu tư.
Bạn nên là người có khẩu vị rủi ro cao, dám mạo hiểm thì mới nên cân nhắc kinh doanh. Bởi rủi ro khi kinh doanh cao hơn hầu hết các kênh đầu tư. Mức vốn bỏ vào thường khá lớn (vài trăm triệu tới vài tỷ) mà có thể mất trắng vốn nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Ví dụ, khi mua vàng hay mua trái phiếu, dù bạn lãi hay lỗ, bạn vẫn có khả năng thu hồi lại một phần hoặc toàn bộ vốn vì thanh khoản của mấy kênh này khá ổn định. Nhưng khi kinh doanh, thanh khoản phụ thuộc nhiều vào thị hiếu người dùng. Nếu không ai muốn mua sản phẩm của bạn thì bạn sẽ mất hết vốn.
Nếu định kinh doanh, bạn nên đảm bảo mình có vốn đầu tư, thu nhập ổn định và kiến thức kinh doanh tốt, cũng như sẵn sàng bỏ nhiều công sức bởi kinh doanh tốn rất nhiều chi phí, thu hồi vốn lâu và không thể sinh lời thụ động.
Kinh doanh thường yêu cầu nhiều vốn hơn bởi bạn có thể phát sinh thêm một vài chi phí vận hành khá lớn như mặt bằng, nhân công. Chi phí vốn bỏ vào kinh doanh thường dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ.
Ví dụ, thời điểm 2017 – 2018, xu hướng franchise quán trà sữa rộ lên với chi phí đầu tư rơi vào khoảng 300 triệu tới 1 tỷ.
Bảng so sánh chi phí vốn tối thiểu giữa các kênh đầu tư
Kênh đầu tư | Chi phí vốn tối thiểu phù hợp |
Tiền ảo | 10 triệu |
Bất động sản – Đất nền | 1 tỷ |
Kinh doanh tư nhân | 200 triệu |
Chứng khoán – Dài hạn | 10 triệu |
Vàng | 1 triệu |
Chứng khoán – Ngắn hạn | 10 triệu |
Trái phiếu | 10 triệu |
Bất động sản – Chung cư | 1.5 tỷ |
Gửi tiết kiệm ngân hàng | 10 triệu |
** Số liệu chỉ mang tính tham khảo trong thời điểm tháng 1/2021. Vui lòng cập nhật thông tin mới nhất tại các ngân hàng và sàn giao dịch. Đầu tư ngắn hạn thường trong vòng dưới 1 năm. Đầu tư dài hạn thường kéo dài hơn 1 năm.
Kinh doanh cũng đòi hỏi bạn phải trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng và bỏ nhiều công sức bởi kinh doanh là khoản đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm hơn đa số các kênh đầu tư và cần thay đổi chiến lược thường xuyên để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Như đã đề cập, bản chất kinh doanh là hình thức đầu tư dài hạn chứ không thể lướt sóng như chứng khoán hay bitcoin. Vì vậy, nếu xác định kinh doanh, bạn nên bắt đầu từ sớm (trước 50 tuổi) để giảm thiểu rủi ro.
Nhìn chung, nếu bạn tự tin về năng lực cá nhân, nguồn vốn và dám chấp nhận rủi ro để thu hồi lợi nhuận cao thì bạn mới nên kinh doanh. Trường hợp tốt nhất, bạn có thể cân nhắc đầu tư và kinh doanh cùng lúc với tỷ trọng hợp lý để tối ưu lợi nhuận và phân bổ rủi ro.
2. Kinh doanh gì năm 2021?
Trong bối cảnh dịch COVID-19, kinh doanh online đang trở thành trào lưu vì hành vi mua hàng phải thay đổi để thích ứng với dịch. Theo khảo sát hành vi tiêu dùng năm 2020 của Nielsen, nhiều người khẳng định họ sẽ còn tiếp tục mua hàng online dù dịch có đi qua.
Có thể thấy, để đáp ứng thói quen đó, kinh doanh online sẽ là xu hướng dài hạn trong thời gian tới. Tuy nhiên, kinh doanh offline vẫn có những ưu điểm riêng mà kinh doanh online không thể thay thế được. Cùng phân tích sâu hơn về ưu – nhược điểm của 2 hình thức kinh doanh này:
Đặc điểm | Kinh doanh online | Kinh doanh offline |
Ưu điểm | Nếu biết tận dụng digital marketing, sẽ tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn Không tốn nhiều khâu quản lý Chi phí đầu tư thấp hơn (dù tốn nhiều chi phí quảng cáo hơn nhưng không tốn chi phí mặt bằng) | Xây dựng niềm tin và thương hiệu nhanh hơn, bền vững hơn Khách hàng được mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ trực tiếp, không phải chờ giao hàng Đáp ứng cả khách hàng không thạo công nghệ |
Nhược điểm | Khách hàng không được xem sản phẩm trực tiếp nên khó tạo niềm tin hơn | Giới hạn đối tượng khách hàng về mặt địa lý Tốn nhiều chi phí đầu tư và vận hành hơn Nhiều khâu quản lý phức tạp hơn |
Nhìn chung, nếu bạn là người có vốn đầu tư ít, bạn có thể bắt đầu với kinh doanh online để giảm thiểu chi phí và rủi ro rồi chuyển sang kinh doanh đa kênh để mở rộng đối tượng khách hàng và xây dựng thương hiệu sau. Và bạn cần chú ý không đầu tư quá 50% số tiền bạn có nếu không chắc chắn về ý tưởng kinh doanh của mình.
Nếu bạn chưa biết nên kinh doanh gì trong năm 2021, cùng tham khảo 10 ý tưởng kinh doanh dưới đây:
1. Kinh doanh mỹ phẩm online 2. Kinh doanh đồ ăn vặt online 3. Kinh doanh quần áo online 4. Kinh doanh phụ kiện điện thoại online 5. Kinh doanh rau sạch online | 6. Kinh doanh đồ handmade online 7. Kinh doanh cửa hàng tạp hóa 8. Kinh doanh quán cafe, quán ăn 9. Kinh doanh cho thuê Airbnb 10. Franchise các thương hiệu F&B hoặc thời trang |
2.1. Chứng khoán – Kênh đầu tư trung – dài hạn hiệu quả
Chứng khoán là kênh đầu tư trung – dài hạn (trên 1 năm) khá hiệu quả bởi thanh khoản luôn tốt và thị trường này thường đi lên theo nền kinh tế. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể lời rất cao trong khoảng thời gian ngắn nếu bắt được đáy nhưng việc này khá rủi ro vì thị trường dao động liên tục.
Với người mới đầu tư, bạn có thể tham khảo chứng khoán của các công ty blue-chip bởi các công ty này là các công ty lớn, uy tín và hoạt động khá ổn định.
2.2. Trái phiếu – Kênh đầu tư dài hạn an toàn và sinh lời ổn định
Trái phiếu là kênh đầu tư dài hạn đáng cân nhắc vì mức độ an toàn cao (chỉ sau Gửi tiết kiệm ngân hàng) mà khả năng sinh lời khá ổn định (10%/năm). Trong ngắn hạn, lãi suất trái phiếu dao động từ 6 – 10% nên hiệu quả đầu tư không cao bằng dài hạn.
2.3. Vàng – Kênh đầu tư tối ưu trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng
Vàng là kênh giữ tiền rất tốt trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng bởi giá trị nội tại cao và thanh khoản khá tốt. Chỉ 3 năm từ 2018 – 2020, vì dịch COVID-19 mà vàng sinh lời tới 15%/năm.
2.4. Bất động sản – Kênh đầu tư dài hạn có thanh khoản và lợi nhuận ổn định
Nếu đầu tư từ những giai đoạn đầu của các dự án bất động sản và chờ 2 – 3 năm tới thời điểm bàn giao, nhiều nhà đầu tư có thể sinh lời tới hơn 30%/năm. Kể cả với các dự án ít thu hút hơn, nếu bạn cẩn thận về pháp lý, bạn hoàn toàn có khả năng sinh lời ổn định 5 – 10%/năm. Vì vậy, đầu tư bất động sản là kênh dài hạn đáng cân nhắc.
2.5. Tiền ảo – Kênh đầu tư sinh lời cao hàng đầu nhưng nhiều rủi ro
Bitcoin thu hút nhiều nhà đầu tư bởi mức sinh lời đáng kinh ngạc, nhiều khi lên tới 127%/năm. Tuy nhiên đi kèm với lợi nhuận cao là rất nhiều rủi ro tiềm tàng vì kênh đầu tư này chưa được rõ ràng về mặt pháp lý. Vì vậy, bạn chỉ nên đầu tư khi có nhiều kinh nghiệm và cũng chỉ nên trích một phần nhỏ trong tiền nhàn rỗi của mình.
2.6. Gửi tiết kiệm ngân hàng – Kênh đầu tư an toàn nhất
Các ngân hàng đều được Ngân hàng Nhà nước bảo trợ nên khả năng mất mát của bạn gần như bằng không. Vì vậy, nếu không dám đương đầu với rủi ro, bạn có thể cân nhắc gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất ổn định từ 5.5 – 8%/năm.
Tuy nhiên, với tỷ lệ lạm phát khoảng 4% hiện nay, lãi suất thực (lãi suất niêm yết – tỷ lệ lạm phát) của bạn sẽ rất thấp và vì thế sức mua của bạn tăng lên không đáng kể. Nếu vẫn muốn an toàn nhưng sinh lời tốt hơn, bạn có thể cân nhắc đầu tư trái phiếu.
Như vậy, kinh doanh hay đầu tư đều có ưu – nhược điểm riêng và bạn cần đánh giá mục tiêu tài chính, năng lực cá nhân, khẩu vị rủi ro và độ tuổi của mình để lựa chọn chính xác nhất.
Nếu bạn tự tin về năng lực cá nhân, nguồn vốn và dám chấp nhận rủi ro để thu hồi lợi nhuận cao thì bạn mới nên kinh doanh. Còn không bạn có thể lựa chọn các kênh đầu tư tương đối an toàn như trái phiếu, bất động sản – chung cư.
Trong trường hợp tốt nhất, bạn có khả năng làm cả 2 việc, bạn có thể cân nhắc vừa đầu tư vừa kinh doanh để tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Cụ thể hơn về chiến lược đầu tư đa kênh hiệu quả, bạn có thể tham khảo tại đây.