1. NAV là gì?
NAV (Net Asset Value) là giá trị tài sản ròng được tính bằng Tổng giá trị tài sản trừ đi Tổng nợ. NAV thường được dùng phổ biến trong quỹ tương hỗ (quỹ mở, quỹ đóng) và quỹ ETF nhằm thể hiện giá trị tài sản ròng hiện tại đang có của quỹ.
Giá trị tài sản ròng thường được cập nhật hàng ngày trên trang web của sở giao dịch chứng khoán TP HCM hay trên website của Quỹ.
Ví dụ: Giá trị tài sản ròng cập nhật trên website của quỹ
Nguồn: Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Chiến Lược VCBF
Giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ VCBF ngày 12/5/2021 là 180,201,078,404 VND
2. Công thức tính NAV
Giá trị tài sản ròng ( Net Asset Value) trên một đơn vị quỹ của một quỹ đầu tư được tính bằng công thức:
NAV tăng khi giá cổ phiếu hoặc trái phiếu mà Quỹ nắm giữ tăng giá, và ngược lại NAV giảm khi giá cổ phiếu hoặc trái phiếu mà quỹ nắm giữ giảm giá. Bằng cách so sánh NAV của Quỹ ở các thời điểm khác nhau đế đánh giá hiệu quả đầu tư của Quỹ
Vídụ minh họa: So sánh sự thay đổi của NAV/CCQ ở các thời điểm khác nhau
Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh (VEOF) của công ty quản lý quỹ VinaCapital
Giả sử bạn có khoản tiền đầu tư là 10 triệu VNĐ, giá chứng chỉ quỹ ngày 5/1/2021 là 17,274 VND, vậy số chứng chỉ quỹ ( CCQ) mà bạn mua được là
10,000,000 : 17,274 = 579 (chứng chỉ quỹ)
Còn nếu bạn mua chứng chỉ quỹ ngày 31/3/2021 là 10,280 VND, vậy số chứng chỉ quỹ mà bạn mua được lúc này là:
10,000,000 : 10,280 = 972 (chứng chỉ quỹ)
Có thể thấy, khi Giá chứng chỉ quỹ giảm thì số chứng chỉ quỹ bạn mua được nhiều hơn, vì vậy bạn có thể lựa chọn thời điểm mà giá chứng chỉ quỹ giảm để mua, điều này giúp bạn mua được nhiều chứng chỉ quỹ hơn và sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn khi giá chứng chỉ quỹ tăng.
Hiệu quả đầu tư của quỹ VEOF trong 5 năm (2016-2020)
Nhìn chung trong 5 năm, quỹ VEOF có tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm là 10.2%. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư của quỹ VEOF biến động theo năm, không phải năm nào cũng tăng, năm 2018 có tỷ suất lợi nhuận âm.
Giải thích một số thuật ngữ:
- Lợi suất đầu tư hàng năm được tính bằng công thức tăng trưởng:
Lợi suất đầu tư = (Giá cuối / Giá đầu) – 1
Trong đó:
Giá cuối: giá trị cuối kỳ của chứng chỉ quỹ ( NAV/CCQ)
Giá đầu: giá trị đầu kỳ của chứng chỉ quỹ ( NAV/CCQ)
- Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm (CAGR) được tính bằng công thức:
CARG = [(Giá cuối / Giá đầu) x 365 / (ngày cuối – ngày đầu)] – 1
Chỉ số CAGR nhằm để biểu thị mức độ sinh lời trung bình hàng năm theo từng mốc thời gian được lựa chọn. CAGR cho nhà đầu tư thấy được bức tranh tổng, số tiền lãi trung bình sinh ra trong một khoảng thời gian dài, thay vì chỉ tập trung vào ngắn hạn 1 năm.
3. Ảnh hưởng của NAV tới quyết định lựa chọn quỹ đầu tư như thế nào?
NAV giúp nhà đầu tư tính toán hiệu suất đầu tư của quỹ, nhờ đó đánh giá được:
- Chiến lược và mục tiêu của quỹ có khả thi so với thực tế
- Tỷ lệ sinh lời tương ứng với mức độ rủi ro như thế nào?
Bạn có thể xem hiệu quả đầu tư của quỹ đầu tư tại Việt Nam trong 5 năm qua bài viết Quỹ mở và quỹ ETF.
Khi lựa chọn quỹ, giá chứng chỉ quỹ cao hay thấp có quan trọng không?
Tất cả quỹ mở thường được chào bán lần đầu với NAV/CCQ là 10.000 đồng. Theo thời gian, giá NAV/CCQ của các quỹ sẽ biến động và chênh lệch nhau. Do đó nếu bạn so sánh giá chứng chỉ quỹ của 2 quỹ khác nhau sẽ không hợp lí do thời gian thành lập khác nhau.
Bạn sẽ mua được nhiều chứng chỉ quỹ hơn khi NAV/CCQ thấp và ít chứng chỉ quỹ hơn khi NAV/CCQ cao. Khi NAV/CCQ thấp có nghĩa là quỹ mở vừa mới được chào bán hoặc là do quỹ có lợi nhuận thấp. Ngược lại, NAV/CCQ cao có nghĩa là quỹ có lợi nhuận tốt vì đã tăng giá trị rất nhiều. Với quỹ NAV/CCQ cao thường có kết quả đầu tư quá khứ lâu dài để nhà đầu tư xem xét hiệu quả đầu tư.
Do đó, giá chứng chỉ quỹ không phải là yếu tố quan trọng để bạn quyết định nên chọn quỹ mở nào. Lợi nhuận mà quỹ đem lại cho bạn trong tương lai mới thật sự quan trọng.
Kết luận: NAV là thước đo giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư.Tuy nhiên, NAV không phải là yếu tố duy nhất để quyết định lựa chọn quỹ, nhà đầu tư cần phân tích thêm các phía cạnh khác như chiến lược đầu tư của quỹ, phí quản lý…