Bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của các đồng tiền ảo hay các dạng đầu tư mới lạ, mảnh đất “chứng khoán” vẫn chưa từng hạ nhiệt. Chỉ trong 5 năm từ 2016 đến 2020, thị trường chứng khoán đã tăng trưởng 60%, bất chấp đợt khủng hoảng tháng 3/2020 với dịch Covid-19 bùng phát.

Vậy trước khi tham gia môi trường cạnh tranh khốc liệt này, bạn cần chuẩn bị những gì?

1. Chuẩn bị trước khi Mở tài khoản chứng khoán

Việc mở tài khoản chứng khoán đồng nghĩa bạn xác định tham gia vào thị trường tài chính này. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đúng về Đầu tư chứng khoán và xác định rõ mục tiêu của mình.

1.1. Kiến thức cơ bản về Đầu tư chứng khoán

Khi mua cổ phiếu của một công ty, bạn đang sở hữu một phần của công ty đó và được hưởng cổ tức sau một thời gian quy định. Nhà đầu tư có thể sinh lời thêm bằng cách mua bán cách cổ phiếu trên các sàn chứng khoán để hưởng giá chênh lệch.

Cụ thể như một công ty được niêm yết giá trên sàn chứng khoán thì sẽ phát hành nhiều cổ phiếu. Việc trao đổi các cổ phiếu với nhau gọi là chứng khoán. Còn việc mua bán chứng khoán nói chính xác hơn là mua bán cổ phiếu.

1.2. Có nên đầu tư chứng khoán không?

Nhìn chung, khi chơi cổ phiếu, nhà đầu tư nên nhìn giá trị cổ phiếu ở mức dài hạn thay vì đầu tư lướt sóng. Có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới lợi tức của bạn:

  • Bạn đầu tư bao nhiêu tiền?

  • Lãi hàng năm các cổ phiếu của bạn là bao nhiêu?

  • Thời gian bạn sẵn sàng đầu tư là bao lâu?

Nếu biết cách đa dạng hóa các cổ phiếu, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro và có thể giữ được các danh mục đầu tư của mình lâu hơn. Sau khi dành tiền cho quỹ khẩn cấp và các khoản tiền tiết kiệm, số tiền đầu tư còn lại của bạn cho thể chia 60% cho cổ phiếu và 40% cho trái phiếu hoặc có thể cao hơn phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng chịu rủi ro của bạn.

Bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi Đầu tư chứng khoán và xác định hướng đi của bản thân. Để hiểu hơn về chứng khoán và cách đầu tư bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu”.

2. Mở tài khoản chứng khoán

2.1. Lựa chọn công ty uy tín.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 70 công ty chứng khoán và mỗi công ty đều có thể cung cấp dịch vụ cơ bản cho bạn như là mua, bán, đổi cổ phiếu,… Tuy nhiên việc lựa chọn đúng công ty phù hợp với nhu cầu của Nhà đầu tư là rất quan trọng.

Ví dụ đơn giản về chi phí giao dịch của các công ty hiện giao động từ 0.15 đến 0.25%. Giả sử bạn có 1 tỷ đồng và quay vòng 1 lần/tháng. Tổng chi phí tối thiểu bạn mất sẽ là:

0.15% x 1 tỷ (khi mua) + 0.15% x 1 tỷ (khi bán) + 0.1% (thuế) = 48 triệu đồng

Tương tự như vậy, chi phí tối đa sẽ là khoảng 60 triệu. Đây không phải là con số nhỏ và mức độ chênh lệch tối đa – tối thiểu cũng khá lớn. Việc lựa chọn công ty chứng khoán sẽ có thể giúp bạn tiết kiệm từ 30 – 50 triệu/năm. Vậy nên hãy cân nhắc lựa chọn công ty uy tín trước khi mở tài khoản chứng khoán.

Một công ty chứng khoán tốt không chỉ được đánh giá dựa vào Chi phí giao dịch mà còn phải được so sánh trên 4 tiêu chí cơ bản bao gồm: Chi phí chung (giao dịch, vay margin,…), Mức độ uy tín, Đội ngũ môi giới (dịch vụ tư vấn và phân tích chuyên sâu), Hệ thống vận hành, giao dịch.

Mức độ an toàn, uy tín

Độ uy tín và an toàn của công ty chứng khoán thường được đánh giá dựa trên khoảng thời gian hoạt động của công ty và thị phần hiện tại.

Trên đây là Top 10 công ty lớn nhất tại Việt Nam mà Nhà đầu tư mới có thể an tâm mở tài khoản của mình.

Bên cạnh đó, thị trường tài chính cũng đang trải qua một xu hướng mới khi các công ty chứng khoán nước ngoài gia nhập Việt Nam với chính sách khác biệt. Dù chỉ có thị phần nhỏ và không thể cạnh tranh với các ông lớn nhưng các Nhà đầu tư gần đây đang ưu tiên sử dụng công ty chứng khoán nước ngoài bởi chi phí giao dịch thấp, một vài cái tên phổ biến như là: Pinetree, Kimbeng, KB.

Chi phí chung

Mở tài khoản ở bất cứ công ty nào cũng sẽ không mất phí, tuy nhiên khi bạn thực sự tham gia chơi chứng khoán có 2 loại chi phí bạn nên để ý: phí giao dịch và lãi suất vay margin. Trung bình phí giao dịch tại các công ty là 0.225%, chi tiết về từng bên bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Đặc biệt khi giao dịch trực tuyến, các công ty sẽ cố định chi phí bạn phải chịu là 0.15%, riêng SSI sẽ tính 0.25%.

Tiếp theo, có một khái niệm mà các Nhà đầu tư mới cần phải biết đó là: Giao dịch ký quỹ (hay còn thường gọi là margin hoặc đòn bẩy). Đòn bẩy tài chính đó là công ty chứng khoán sẽ cho bạn vay tiền để mua thêm cổ phiếu, và sẽ tính lãi suất trên số tiền cho vay đó.

Đây là một dịch vụ rất tốt mà các công ty tài chính cung cấp cho người chơi. Nhà đầu tư thường tiến hành Giao dịch ký quỹ, vay tiền từ công ty trong thời gian ngắn để có nguồn vốn lớn hơn và tận dụng nó để gia tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên hình thức này không phù hợp với Nhà đầu tư mới chơi bởi tính rủi ro của nó khá cao.

Dưới đây là bảng so sánh lãi suất margin của các công ty tài chính lớn ở Việt Nam:

Khác với chính sách của các công ty Việt Nam, các công ty chứng khoán nước ngoài lại sử dụng bảng phí rẻ hơn. Đặc biệt là Pinetree – công ty chứng khoán có chính sách thu phí thấp nhất. Công ty hiện miễn phí hoàn toàn phí giao dịch và chỉ thu 0.03% giá trị giao dịch để nộp cho Sở giao dịch (theo quy định). Đồng thời, lãi suất vay Margin chỉ là 9% cho toàn bộ Nhà đầu tư.

Ví dụ khi bạn mua 3 tỷ đồng chứng khoán tại Pinetree, bạn sẽ chỉ mất 900.000 đồng, trong khi tại các công ty khác, chi phí bạn phải chịu là 6.750.000 đồng.

2.2. Tiến hành Mở tài khoản chứng khoán

Các hình thức mở tài khoản chứng khoán

Có hai hình thức mở tài khoản hiện nay là offline (trực tiếp) hoặc online (trực tuyến), cả hai hình thức này đều có những ưu điểm phù hợp với nhu cầu của mỗi Nhà đầu tư khác nhau.

Tiêu chíOfflineOnline

Qua website

Qua Bưu điện
Khái niệmMở tài khoản trực tiếp tại sàn giao dịch của công ty. Thường khi tới sàn giao dịch, bạn sẽ được nhân viên hỗ trợ và hướng dẫn từng bước. Dịch vụ này phù hợp với những người ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.Mở tài khoản chứng khoán thông qua website, ứng dụng của công ty hoặc gửi biểu mẫu qua đường bưu điện, và không phải di chuyển tới sàn giao dịch. Mở tài khoản online là phương thức tiện lợi với Nhà đầu tư ở xa và khó di chuyển tới Sàn giao dịch
Ưu điểmCó nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình. Thông thường chỉ mất 3-5 phút để hoàn tất thủ tụcKhông phải di chuyển và có thể thực hiện mọi thao tác từ xa
Nhược điểmBuộc phải tới tận sàn giao dịch và không thuận tiện cho Nhà đầu tư ở xaNhà đầu tư phải tự nghiên cứu và đăng ký theo các bước trên website, ứng dụng hoặc tự tải biểu mẫu về để điền của từng công ty
Thiếu an toàn, dễ bị lừa đào: có thể đăng ký và giao dịch nhầm trên website bị giả mạo và dễ mất toàn bộ thông tin cá nhân, số tiền vừa giao dịchThao tác lâu: sau khi điền mẫu vẫn phải nộp photo CMND và bản đăng ký qua đường bưu điện

Tốn nhiều thời gian: phải thông qua đường bưu điện rồi mới tới tay công ty chứng khoán

Đánh giáHình thức này giờ đã không còn phổ biến vì quy trình bất tiện với Nhà đầu tư, chỉ những ai thực sự gần sàn giao dịch thì mới nên thực hiện cách nàyHình thức đơn giản và phổ biến nhất hiện giờ, các website của công ty được nâng cấp và có thể chụp chứng minh thư, chữ ký nhanh gọn. Tuy nhiên vẫn nên lưu ý kiểm tra kỹ trước khi đăng ký tránh tình trạng lừa đảoTừng là hình thức thường được các Nhà đầu tư ở xa dùng để thay thế mở tài khoản offline, nhưng đã trở nên kém phổ biến do sự phát triển của công nghệ

Website đăng ký tài khoản chứng khoán của các công ty lớn:

Các giấy tờ cần biết

Dù Nhà đầu tư quyết định mở theo hình thức nào, vẫn có các loại giấy tờ tối thiểu cần có để hoàn tất thủ tục mở tài khoản chứng khoán tại các công ty. Các loại giấy tờ này bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) để chứng minh bản thân đủ tuổi để tham gia đầu tư chứng khoán. Lưu ý là Hộ chiếu cá nhân cũng sẽ không được chấp nhận.

  • Giấy đăng ký mở tài khoản và đăng ký dịch vụ: biểu mẫu này sẽ do bên công ty chứng khoán cung cấp, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin.

  • Giấy đăng ký nhận chứng từ: sau khi đăng ký thành công, công ty chứng khoán sẽ hợp đồng kèm đóng dấu.

  • Hợp đồng giao dịch ký quỹ: cho trường hợp bạn muốn thực hiện giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán

Khi bạn đăng ký online, tất cả biểu mẫu đăng ký, giấy xác nhận,… sẽ được gửi qua email cho bạn. Website của từng công ty cũng rất tiện lợi, có sẵn phần để bạn chụp ảnh/tải ảnh CMND/CCCD hoặc chữ ký lên.

3. Các câu hỏi thường gặp khi mở tài khoản chứng khoán

3.1. Mở tài khoản chứng khoán có mất tiền không?

Các công ty chứng khoán chắc chắn sẽ không thu phí mở tài khoản của Nhà đầu tư mới. Bạn hoàn toàn có thể gia nhập thị trường tài chính miễn phí, tuy nhiên cái bạn cần cân nhắc là số vốn sẽ bỏ ra để bắt đầu thực sự chơi chứng khoán.

3.2. Công ty chứng khoán nào là tốt nhất trên thị trường?

Không có công ty nào là tốt nhất cho Nhà đầu tư cả. Mỗi công ty chứng khoán sẽ có những ưu điểm riêng cũng như khuyết điểm cần khắc phục, bạn nên cân nhắc dựa trên tiêu chí cá nhân xem bản thân phù hợp với công ty nào.

Ví dụ nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì các ngân hàng nước ngoài đặc biệt là Pinetree nên được ưu tiên, tuy nhiên về độ uy tín và thị phần thì SSI lại là lựa chọn hàng đầu, dù cho phí của SSI cao hơn gấp 8 lần.

3.3. Mở tài khoản chứng khoán mất bao lâu?

Quá trình mở tài khoản kể cả online hay tại sàn giao dịch cũng đều rất nhanh, chỉ mất tầm 15 – 30 phút của bạn. Cách mở tài khoản bằng cách gửi bộ giấy tờ, biểu mẫu qua bưu điện sẽ mất nhiều thời gian hơn tùy vào thời gian giấy tờ được chuyển phát.

3.4. Có được mở nhiều tài khoản chứng khoán không?

Bạn được quyền mở nhiều tài khoản chứng khoán, miễn là mỗi tài khoản thuộc một công ty khác nhau. Bạn cũng nên lưu ý không nên mua bán một cổ phiếu trong cùng một phiên giao dịch bằng các tài khoản khác nhau. Ủy ban Chứng khoán có thể cho rằng bạn đang cố thao túng giá cổ phiếu và đưa ra hình phạt cho bạn.

3.5. Sau khi thực hiện lệnh mua bao lâu thì cổ phiếu sẽ về tài khoản?

Chu kỳ thanh toán cổ phiếu đang áp dụng trên 3 sàn là HOSE, HNX và Upcom là T+2

Điều này nghĩa là trong phiên giao dịch ngày thứ 3 (05/01/2021) bạn mua cổ phiếu của FPT thì đến sáng thứ 5 (ngày 07/01/2021) là tài khoản của bạn nhận được cổ phiếu.

Tuy nhiên, trong trường hợp cổ phiếu FPT bạn mua về tài khoản vào chiều thứ 5 (sau khi kết thúc giao dịch ngày hôm đó lúc 14h45) thì phải đợi sang ngày hôm sau là thứ 6 (ngày 08/01/2021) bạn mới nhận được cổ phiếu.

3.6. Sau khi thực hiện lệnh bán cổ phiếu bao lâu thì tiền sẽ về tài khoản?

Tương tự khi mua cổ phiếu, Chu kỳ thanh toán tiền đang áp dụng trên 3 sàn HOSE, HNX và Upcom cũng là T+2.

Trong phiên giao dịch ngày thứ 3 (05/01/2021) bạn bán cổ phiếu của FPT thì đến sáng thứ 5 (ngày 07/01/2021) là tiền đã về tài khoản, lúc này bạn có thể rút tiền hoặc chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản ngân hàng của bạn.

3.7. Trong trường hợp bạn đã có tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán A, cần làm gì để chuyển đổi sang giao dịch tại công ty chứng khoán B?

Để chuyển đổi tài khoản chứng khoán từ công ty A sang công ty B, bạn cần thực hiện các bước sau: