Gửi tiết kiệm là kênh đầu tư truyền thống với mức lãi suất ổn định và độ rủi ro thấp. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính với hàng loạt ngân hàng cùng vô số sản phẩm tiết kiệm, nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngân hàng và sản phẩm phù hợp.
Vậy ngân hàng nào đang có lãi suất cho vay cao? Ngân hàng nào an toàn trong năm 2021? Hãy cùng Go Money tìm hiểu ngay nhé.
1. Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn, lãi suất cao?
Về an toàn, trong thời điểm hiện nay, cả nhóm Ngân hàng Quốc doanh và nhóm Ngân hàng Thương mại Cổ phần đều được Ngân hàng Nhà nước bảo trợ nên dù gửi tiết kiệm ngân hàng nào, mức an toàn cũng tương đối cao.
Về lãi suất, 10 ngân hàng có lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay là:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB: 6.80%
- Ngân hàng Xây dựng – CBBank: 6.55%
Ngân hàng Kiên Long – Kienlongbank: 7.6%
Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank: 6.5%
Ngân hàng Quốc dân – NCB: 6.4%
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank: 7.2%
Ngân hàng TMCP Bảo Việt – BaoVietBank: 6.3%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SeABank: 6.95%
Ngân hàng TMCP Bản Việt – VietcapitalBank: 6.2%
Ngân hàng TMCP Bắc Á – BacABank: 7.1%
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – VietBank: 6.2%
** Lãi suất trên chỉ mang tính tham khảo cho lãi suất kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng trong tháng 7/2021. Để có thêm thông tin về lãi suất của các kỳ hạn khác, bạn vui lòng tham khảo bảng dưới đây hoặc website chính thức của các ngân hàng.
Bảng lãi suất tiết kiệm ngân hàng tháng 7/2021
Lãi suất tiết kiệm | SCB | VIB | BIDV | VietinBank |
Kỳ hạn 1 tháng | 3.95% | 3.50% | 3.10% | 3.10% |
Kỳ hạn 3 tháng | 3.95% | 3.50% | 3.40% | 3.40% |
Kỳ hạn 6 tháng | 5.70% | 5.50% | 4.00% | 4.00% |
Kỳ hạn 12 tháng | 6.80% | 6.19% | 5.60% | 5.60% |
Kỳ hạn 24 tháng | 6.80% | 6.10% | 5.60% | 5.60% |
** Bảng lãi suất chỉ mang tính tham khảo cho tháng
5 năm 2021. Hãy vào website chính thức của các ngân hàng để cập nhật lãi suất mới nhất. Với ngân hàng
SCB, lãi suất kỳ hạn 12 tháng 7.30% chỉ áp dụng cho món tiền từ 500 tỷ đồng trở lên.
2.1. Có phải gửi tiết kiệm ngân hàng luôn có lãi?
Trên thực tế, bạn có hưởng lãi theo lãi suất niêm yết của từng ngân hàng. Tuy nhiên, việc lạm phát tăng cao hơn lãi suất niêm yết có thể khiến lãi suất thực (lãi suất niêm yết – tỷ lệ lạm phát) giảm đi đáng kể và điều này ảnh hưởng tới sức mua của số tiền trong tay bạn.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc tỷ lệ lạm phát hiện nay trước khi gửi tiết kiệm để tránh bỏ tiền vào đó mà tiền vẫn trượt giá. Thay vào đó, bạn nên đầu tư các kênh có khả năng sinh lời tốt hơn để sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát, bạn vẫn có lãi suất thực.
Ví dụ, theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lạm phát bình quân 9 tháng đầu năm 2020 đang giảm xuống dưới ngưỡng 4%. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi đang ở mức 2.65 – 3.95%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4.00 – 6.20%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng, 4.40 – 7.30%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng.
Như vậy, lãi suất thực của bạn trong kỳ hạn dưới 6 tháng sẽ gần như bằng không hoặc thậm chí là âm. Để có lãi suất thực cao hơn, bạn nên cân nhắc gửi tiết kiệm kỳ hạn dài từ 6 tháng trở lên hoặc chấp nhận rủi ro cao hơn và đầu tư vào các kênh như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản.
2.2. Sổ tiết kiệm là gì?
Sổ tiết kiệm là sổ xác nhận số tiền bạn đã gửi tiết kiệm, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi bạn hưởng. Hiện nay, các ngân hàng đang cung cấp 2 hình thức sổ tiết kiệm dưới đây:
Đặc điểm | Sổ tiết kiệm truyền thống | Sổ tiết kiệm online |
Phương thức mở sổ tiết kiệm | Đăng ký tại quầy giao dịch của ngân hàng | Đăng ký trên dịch vụ Mobile Banking hoặc Internet Banking của ngân hàng trên điện thoại di động |
Điều kiện mở sổ tiết kiệm | Mang giấy tờ tùy thân theo quy định của ngân hàng | Có tài khoản giao dịch trực tuyến của ngân hàng như Mobile Banking, Internet Banking |
Thời gian mở sổ tiết kiệm | Tốn thời gian hơn do phụ thuộc vào thủ tục của ngân hàng và nghiệp vụ của nhân viên giao dịch | Tiết kiệm thời gian, có thể làm trong ngày nghỉ lễ |
Tính an toàn | Độ an toàn và bảo mật tốt | Bảo mật cao hơn vì khách hàng |
Nhìn chung, sổ tiết kiệm online đang được khuyến khích sử dụng nhiều hơn vì tính bảo mật tốt hơn, tiện lợi hơn và thường có nhiều ưu đãi hơn:
Với gửi tiết kiệm online qua các ứng dụng điện thoại của các ngân hàng, bạn được hưởng lãi suất cao hơn tại quầy từ 0.1 – 0.2%.
Với gửi tiết kiệm online qua các công ty Fintech như Finhay, Viettel Pay, bạn còn được hưởng lãi suất không kỳ hạn cực kỳ ưu đãi. Ví dụ, Finhay đang cho gửi tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất tới 3.92% (đã trừ phí bảo trì hàng tháng).
Với sản phẩm Money Market của các công ty chứng khoán như VPS, bạn có thể tranh thủ đầu tư ngắn hạn khi để tiền nhàn rỗi trong tài khoản chứng khoán. Với kỳ hạn ngắn, sản phẩm Money Market cho lãi suất cao hơn hẳn gửi tiết kiệm ngân hàng cùng kỳ hạn.
Ví dụ, khi đầu tư Money Market của VPS trong thời điểm hiện nay, bạn được hưởng lãi suất lên tới 5.30% chỉ với kỳ hạn 2 tháng, tương đương với lãi suất kỳ hạn 6 tháng của rất nhiều ngân hàng. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo bảng lãi suất Money Market của VPS trong bảng dưới đây:
** Bảng lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo trong tháng 1 năm 2021. Để cập nhật thông tin mới nhất, bạn vui lòng truy cập website của VPS.
Ngoài ra, bạn có thể yên tâm rằng đây là một sản phẩm khá an toàn, ngang với đầu tư trái phiếu bởi VPS sẽ thay bạn đầu tư vào thị trường tiền tệ tương đối ổn định gồm trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi.
2.3. Kỳ hạn gửi tiết kiệm ngân hàng là gì?
Kỳ hạn gửi tiết kiệm là thời gian bạn gửi tiền cho ngân hàng sử dụng. Hiện nay, dựa vào kỳ hạn gửi tiết kiệm, các ngân hàng đang cung cấp 2 sản phẩm tiết kiệm dưới đây:
Đặc điểm | Tiết kiệm có kỳ hạn | Tiết kiệm không có kỳ hạn |
Thời hạn gửi tiết kiệm | Xác định rõ thời gian gửi như bao nhiêu tuần/tháng/năm | Không xác định thời gian cụ thể |
Mức lãi suất | Cao hơn tiết kiệm không có kỳ hạn. | Thấp (dưới 1%). Tính theo ngày gửi tiền, khi khách hàng rút tiền vào ngày nào thì hưởng hết lãi ngày đó. |
Thời điểm rút tiền | Rút tiền sau một kỳ hạn nhất định. Một số ngân hàng có thể thu phí tất toán trước hạn. | Rút tiền bất cứ lúc nào khách hàng muốn. |
Đối tượng phù hợp | Người có thu nhập ổn định và lên kế hoạch tiết kiệm cụ thể. | Người cần dùng tiền thường xuyên. |
Với tiết kiệm có kỳ hạn, các ngân hàng chia ra thành nhiều mức kỳ hạn khác nhau: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần đến 6 tháng và kỳ hạn dài từ trên 6 tháng đến 36 tháng. Tùy tình hình tài chính, khách hàng có thể chọn kỳ hạn phù hợp nhất:
Nếu tình hình tài chính không ổn định, khách hàng nên chọn kỳ hạn ngắn thay vì không kỳ hạn để có thể vừa rút tiền linh hoạt, vừa hưởng lãi cao hơn.
Nếu tình hình tài chính ổn định thì khách hàng nên chọn kỳ hạn dài để hưởng lãi suất tối đa.
2.4. Lãi suất tiết kiệm là gì?
Lãi suất tiết kiệm là lãi suất ngân hàng theo %/năm mà bạn nhận được khi gửi tiết kiệm ngân hàng. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng cơ bản nhất là:
Tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365
Ví dụ, bạn gửi tiết kiệm 100 triệu với lãi suất 4%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ 1/1/2020 đến 1/7/2020 thì số tiền lãi bạn nhận được vào ngày đáo hạn là:
Tiền lãi = 100,000,000 x 7% x 181/365 = 1,983,562
Bên cạnh việc quan tâm về số tiền lãi bạn nhận được, bạn cũng nên để ý tới xu hướng của lãi suất tiết kiệm khi quyết định đầu tư. Ví dụ, trong các tháng cuối năm 2020, lãi suất tiết kiệm vẫn đang có xu hướng giảm và điều này không có lợi cho khoản đầu tư của bạn. Bạn nên cân nhắc các kênh đầu tư đang lên để tối đa hóa lợi nhuận.
2.5. Đáo hạn là gì ?
Đáo hạn là thời điểm bạn có thể thực hiện tất toán (đóng tài khoản tiết kiệm) để nhận lại toàn bộ tiền gốc và lãi sinh ra trong quá trình gửi tiết kiệm.
Khi tất toán trước ngày đáo hạn, số tiền lãi sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn. Số ngày hưởng lãi suất được tính từ ngày gửi tiết kiệm ngân hàng đến ngày tất toán sổ tiết kiệm.
Còn nếu bạn không tất toán vào ngày đáo hạn, ngân hàng sẽ tự động tái tục gốc và lãi sang kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà bạn đã gửi trước đó. Nếu kỳ hạn trước đó không còn áp dụng, bạn sẽ được tái tục với kỳ hạn ngắn hơn gần nhất.
2.6. Tất toán sổ tiết kiệm là gì?
Thông thường, ngân hàng có 2 cách thức tất toán tiết kiệm cho khách hàng:
Tự động tái tục gốc và lãi: trong ngày đáo hạn, tiền gốc và lãi tiết kiệm sẽ được gửi tiếp cho ngân hàng với lãi suất niêm yết tại thời điểm tái tục. Đây là lựa chọn tối ưu vì khách hàng vừa được hưởng thêm lãi kép vừa không phải bỏ phí ngày lãi nào.
Tự động tất toán: trong ngày đáo hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ được đóng lại. Tiền gốc và lãi tiết kiệm sẽ được gửi về tài khoản thanh toán của khách hàng.
Trong trường hợp khách hàng chọn tự động tái tục gốc và lãi nhưng cần dùng tiền gấp, họ vẫn có thể đóng tài khoản tiết kiệm đó bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi rút tiền trước hạn, họ sẽ không được hưởng lãi suất tiết kiệm mà chỉ hưởng lãi suất không kỳ hạn.
3.1. Gửi tiết kiệm ngân hàng tại quầy giao dịch
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ xác minh thông tin của khách hàng (Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh của cá nhân chưa đủ 14 tuổi)
Bước 2: Mang theo hồ sơ đến các phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nhân viên ngân hàng xác minh thông tin. Nếu đúng quy định, ngân hàng sẽ mở sổ tiết kiệm cho khách hàng.
3.2. Gửi tiết kiệm online
Bước 1: Mở tài khoản và thẻ thanh toán tại ngân hàng muốn gửi tiết kiệm trực tuyến (nếu chưa có).
Bước 2: Đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking của ngân hàng.
Bước 3: Đăng nhập Internet banking/Mobile banking. Đến mục gửi tiết kiệm online, chọn kỳ hạn, số tiền gửi tiết kiệm (bắt buộc phải nhỏ hơn số dư trong tài khoản ngân hàng). Sau đó chọn Xác nhận để hoàn tất thủ tục.
Bước 1: Cân nhắc lãi suất thực tại thời điểm gửi tiết kiệm ngân hàng
Như đã nói ở trên, điểm mấu chốt để biết có nên gửi tiết kiệm trong thời điểm hiện tại hay không là lãi suất thực. Hãy thường xuyên so sánh giữa lãi suất niêm yết của ngân hàng và tỷ lệ lạm phát để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Bước 2: Xác định nhu cầu của mình trước khi gửi tiết kiệm ngân hàng
Nếu xác định đây là thời điểm thích hợp để gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn nên cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền của mình để lựa chọn sản phẩm tiết kiệm hiệu quả nhất dựa trên 3 tiêu chí: kỳ hạn gửi tiền, phương thức trả lãi, phương thức nhận lãi.
Kỳ hạn gửi tiền
Thông thường, bạn nên chọn kỳ hạn ngắn khi thường xuyên phải rút tiền và kỳ hạn dài khi ổn định về tài chính. Nhưng thay vì chỉ chọn một trong hai, tối ưu nhất là bạn mở 2 sổ tiết kiệm để linh hoạt rút tiền và phân bố rủi ro:
Một sổ tiết kiệm bạn nên chọn kỳ hạn 1 tháng. Vì kỳ hạn 1 tháng là linh hoạt nhất cho nhu cầu rút tiền đột xuất trong khi lãi suất không chênh lệch nhiều với kỳ hạn 3 tháng.
Một sổ tiết kiệm bạn nên chọn kỳ hạn 12 tháng vì lãi suất của kỳ hạn này vượt trội hẳn so với kỳ hạn 6 tháng và không thua kém nhiều kỳ hạn 24 – 36 tháng.
Bảng lãi suất tiết kiệm dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn khi lựa chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm:
Bảng lãi suất thấp nhất – cao nhất theo kỳ hạn
** Bảng lãi suất chỉ mang tính tham khảo cho tháng 1 năm 2021. Hãy vào website chính thức của các ngân hàng để cập nhật lãi suất mới nhất.
Phương thức trả lãi
Dù là người mới gửi tiết kiệm hay không, tốt nhất bạn nên chọn lãi suất cố định để nhận số tiền bằng nhau vào mỗi kỳ. Chỉ khi nào bạn chắc chắn tình hình lãi suất tiết kiệm sẽ khả quan trong thời gian tới thì bạn mới nên lựa chọn lãi suất thả nổi để nhận được lãi suất cao hơn ở các kỳ tới.
Phương thức nhận lãi
Tùy theo nhu cầu của bản thân, bạn có thể chọn hình thức nhận lãi tương ứng. Nếu bạn muốn nhận lãi suất cao nhất thì hãy nhận lãi cuối kỳ. Nếu bạn không muốn phải đi nhận lãi hàng tháng thì có thể chọn nhận lãi định kỳ theo ngày/tháng/năm bạn cần. Chỉ trong trường hợp cần đầu tư gấp thì mới nên chọn nhận lãi đầu kỳ vì tiền lãi ở phương thức này là thấp nhất.
Bước 3: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?
Khi mở 2 sổ tiết kiệm với 2 kỳ hạn khác nhau, bạn không nhất thiết phải gửi tiết kiệm ở cùng một ngân hàng mà hãy chọn ngân hàng tốt nhất cho cho từng sổ tiết kiệm. Qua so sánh ở phần I, có thể thấy nhóm Ngân hàng TMCP chiếm ưu thế hơn hẳn cả về lãi suất và dịch vụ. Vì vậy, bạn chỉ cần cân nhắc xem ngân hàng nào có lãi suất cao nhất để lựa chọn gửi tiết kiệm:
Bảng lãi suất tiết kiệm ngân hàng tháng 5/2021
Lãi suất tiết kiệm | SCB | VIB | BIDV | VietinBank |
Kỳ hạn 1 tháng | 3.95% | 3.50% | 3.10% | 3.10% |
Kỳ hạn 3 tháng | 3.95% | 3.50% | 3.40% | 3.40% |
Kỳ hạn 6 tháng | 5.70% | 5.50% | 4.00% | 4.00% |
Kỳ hạn 12 tháng | 6.80% | 6.19% | 5.60% | 5.60% |
Kỳ hạn 24 tháng | 6.80% | 6.10% | 5.60% | 5.60% |
** Bảng lãi suất chỉ mang tính tham khảo cho tháng 5 năm 2021. Hãy vào website chính thức của các ngân hàng để cập nhật lãi suất mới nhất. Với ngân hàng SCB, lãi suất kỳ hạn 12 tháng 7.30% chỉ áp dụng cho món tiền từ 500 tỷ đồng trở lên.
Từ bảng lãi suất tiết kiệm trên, có thể thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng có lãi suất cao nhất ở cả kỳ hạn 1 tháng và kỳ hạn 12 tháng. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc ngân hàng này cho cả 2 sổ tiết kiệm trong thời điểm hiện tại.
5.1. Quản lý tài chính cá nhân
Trước khi đi sâu vào đầu tư, bạn luôn cần một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân để xác định các mục tiêu tài chính và phân bổ mức tiền phù hợp vào đó trước tiên:
Về mục tiêu tài chính, bạn cần xác định một mục tiêu tài chính ngắn hạn như mua xe, mua nhà và một mục tiêu tài chính dài hạn như quỹ hưu trí ngay từ sớm. Ở Việt Nam, nhiều người chưa có thói quen lập quỹ hưu trí từ sớm, và vì vậy mà tới tuổi hưu trí, phần lớn người Việt chưa có đủ nguồn tài chính để an hưởng tuổi già.
Về phân bổ tiền, bạn nên tiết kiệm tiền để đảm bảo trả hết nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp trước khi chuyển sang đầu tư. Đây là bước gửi tiết kiệm ngân hàng có thể phát huy tác dụng vì phương pháp này có thanh khoản tốt, giúp bạn dễ dàng rút tiền khi cần.
5.2. Đa dạng hóa các danh mục đầu tư tài chính
Khi đầu tư tài chính, mức rủi ro luôn tỷ lệ thuận với tỷ suất đầu tư. Để tối ưu hóa tỷ suất đầu tư với rủi ro thấp nhất có thể, bạn nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư tài chính theo mục tiêu tài chính, khẩu vị rủi ro, độ tuổi và khả năng tài chính.
Để cá nhân hóa cách phân bổ cho phù hợp với mục tiêu tài chính, khẩu vị rủi ro, độ tuổi và khả năng tài chính của bạn, bạn có thể tham khảo bảng so sánh tỷ suất đầu tư hàng năm của các kênh đầu tư theo thời hạn 3 – 5 – 10 năm dưới đây:
Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm của các kênh đầu tư phổ biến
(2011 – 2020)
Kênh đầu tư | Thời hạn | ||
3 năm | 5 năm | 10 năm | |
Vàng | 15.00% | 11.00% | 4.54% |
Chứng Khoán – VNIndex | 4.00% | 14.00% | 8.56% |
Trái Phiếu | 6 – 10% | ||
Trái Phiếu – Lãi Suất Cao | 9 – 13% | ||
Gửi tiết kiệm | 5.5 – 8% | ||
Bitcoin | 27.00% | 132.00% | N/A |
** Bảng tỷ suất đầu tư trên chỉ mang tính tham khảo dựa trên số liệu từ năm 2011 – 2020. Với trái phiếu, lãi suất có thể dao động tùy theo mức độ rủi ro của trái phiếu. Với gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất thường dao động tùy theo ngân hàng.
Có thể thấy, gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư an toàn nhất hiện nay bởi lãi suất gửi tiết kiệm tương đối ổn định (5.5 – 8%/năm) và các ngân hàng đều được kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, để sinh lời tốt hơn mà không tăng nhiều rủi ro, bạn có thể cân nhắc các kênh đầu tư khác như trái phiếu, bất động sản – chung cư hoặc đa dạng hóa danh mục đầu tư với tỷ trọng phù hợp.