EPS là một chỉ số tài chính quan trọng khi tính toán giá cổ phiếu và đóng vai trò cấu thành nên chỉ số P/E. Vậy EPS sẽ tác động đến giá cổ phiếu như thế nào?

1. EPS là gì?

EPS (Earning Per Share) là phần lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu thường, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và là biến số quan trọng trong việc tính toán giá cổ phiếu.

Công thức tính chỉ số EPS: 

Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận của 4 quý gần nhất (Báo cáo kết quả kinh doanh)

Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành: được tính bình quân theo số ngày mà cổ phiếu đó được lưu hành 

2. Chỉ số EPS có những loại nào?

Chỉ số EPS có 2 loại: 

– EPS cơ bản (Basic EPS)

– EPS pha loãng ( Diluted EPS)

EPS cơ bản

EPS pha loãng

– Được tính dựa vào lượng cổ phiếu đang lưu hành theo Báo cáo tài chính

– Được tính dựa vào lượng cổ phiếu đang lưu hành theo Báo cáo tài chính cộng thêm với lượng cổ phiếu sắp được chuyển đổi từ các công cụ tài chính khác (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm…)

EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Ví dụ:

Cổ phiếu X có lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất :100 tỷ đồng

KL cổ phiếu đang lưu hành: 50 triệu cổ phiếu

EPS cơ bản: 100 tỷ đồng/ 50 triệu cổ phiếu = 2000 đồng

 

Cổ phiếu X có lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất :100 tỷ đồng

KL cổ phiếu đang lưu hành: 50 triệu cổ phiếu

EPS cơ bản: 100 tỷ đồng/ 80 triệu cổ phiếu = 1250 đồng

Do chênh lệch lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi, EPS pha loãng luôn thấp hơn EPS cơ bản. Trong trường hợp không có cổ phiếu chuyển đổi thì EPS pha loãng và EPS cơ bản bằng nhau

EPS pha loãng có độ chính xác hơn EPS cơ bản, vì nó phản ánh sự kiện xảy ra trong tương lai. Trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thường tính cả 2 chỉ số.

Ví dụ:

Ví dụ: Cổ phiếu tập đoàn Hòa Phát (HPG) 4 quý gần nhất tổng lãi 10.717 tỷ đồng và số cổ phiếu đang lưu hành là 3.32 tỷ cổ phiếu.

Vậy EPS của HPG sẽ là:

EPS (HPG) = 10.717 tỷ đồng/ 3.32 tỷ cổ phiếu = 3.23 (nghìn đồng/cp)

Chỉ số EPS thường được  tính sẵn trên nhiều trang web như Cafef, Vietstock…

3. Mối liên hệ giữa P/E và EPS

EPS được xem là một chỉ số quan trọng trong việc định giá cổ phiếu và cấu thành nên chỉ số định giá P/E.

P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận. P/E là chỉ số giúp đánh giá một công ty đang được định giá cao hơn hay thấp hơn thị trường.

Vì giá cổ phiếu luôn lớn hơn 0 (P>0) trong khi lợi nhuận có thể lãi (EPS>0) hoặc lỗ (EPS<0)

EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao.

Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

  • Khi chỉ số EPS thấp (lợi nhuận hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc công ty phát hành thêm cổ phiếu, chia cổ tức), chỉ số P/E cao, dự đoán công ty công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
  • Khi chỉ số EPS cao ( biểu hiện doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả), chỉ số P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để mua vào.

Tuy nhiên chỉ số P/E cao hay thấp không, chưa thể giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu. Nhà đầu tư cần so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.

Ngoài tính toán chỉ số EPS và P/E, nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm về chu kỳ kinh tế, hiểu ngành kinh doanh để có đánh giá mức độ tiềm năng của cổ phiếu. Đọc thêm bài viết Chiến lược lựa chọn cổ phiếu tốt

Kết luận: Tính toán chỉ số EPS và P/E giúp nhà đầu tư định giá được cổ phiếu. Tuy nhiên không nên coi chỉ P/E là nhân tố quyết định mua, bán cổ phiếu mà cần phân tích các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…