Nhận biết được một cổ phiếu tăng trưởng là tốt nhưng sẽ càng tốt hơn nếu biết được giá trị của nó lên tới đâu trong tương lai. Có thể bạn không thể xác định được một mức giá cụ thể nhưng chắc chắn sẽ khoanh được một vùng giá nhất định, để từ đó bạn có thể đưa ra quyết định kinh tế chính xác.

1. Giá trị thực của cổ phiếu

Giá của một cổ phiếu luôn luôn quay quanh giá trị thực của nó

Để có thể tính giá của một món hàng hóa ta cần phải có cơ sở, và cơ sở ở đây chính là giá trị sử dụng hay giá trị nội tại của hàng hóa đó. Nếu giá của một quả táo được tính bằng công sức để tạo ra quả táo thì giá của một cổ phiếu phải được quyết định bằng giá trị của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó, hay đây chính là giá trị thực của cổ phiếu mà ta nhắc đến.

Tuy nhiên giá thị trường của cổ phiếu lại xác định bởi cung cầu, bởi tâm lý và hành vi nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, cho nên sẽ có sự sai lệch giữa giá trị thị trường và giá trị nội tại.  Sự khác biệt giữa hai loại giá chính là cơ hội của các nhà đầu tư. Nếu giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại, nhà đầu tư sẽ mua vào và khiến giá tăng. Nếu giá thị trường cao hơn giá trị nội tại, nhà đầu tư sẽ bán tháo và khiến giá giảm, tạo nên một vòng lặp và khiến cho giá luôn quay quanh giá trị thực.

Những chỉ số quan trọng cần hiểu trước khi định giá một cổ phiếu

Trước khi bắt đầu vào cách định giá, nhà đầu tư sẽ cần hiểu một số chỉ số quan trọng mang ý nghĩa lớn trong việc phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh doanh và tốc độ phát triển của doanh nghiệp bao gồm: vốn lưu động (working capital), dòng tiền tự do (free cash flow) ROA, ROE, tỉ lệ tăng trưởng G, chỉ số EPS của doanh nghiệp và của ngành.

  • Working Captial (Vốn lưu động): là nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng trong hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản phải thu và phải trả ngắn hạn. Từ Working Capital, các nhà đầu tư có thể nhận thấy sự tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua sự thay đổi Working Capital qua các năm.
  • Free Cash Flow – FCF (Dòng tiền tự do): là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng phát triển của doanh nghiệp. FCF được tính bằng hiệu số của dòng tiền hoạt động kinh doanh với chi tiêu vốn. 
  • Chỉ số ROA, ROE lần lượt là hai chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Trong đa số trường hợp, hai chỉ số này càng lớn, doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp đặc biệt, nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm tại
  • Chỉ số EPS (Earning per Share) là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời trên một cổ phần của doanh nghiệp và đóng vai trò lớn trong các phương thức định giá. Nhà đầu tư sẽ cần hiểu rõ EPS và vai trò thông qua bài viết EPS là gì? Tìm hiểu về chỉ số EPS
  • Chỉ số P/E hay còn gọi là mối quan hệ giữa giá

Bên cạnh đó, thì nhà đầu tư cần đọc hiểu Báo cáo tài chính để có thể có hiểu hơn về cơ cấu vốn của doanh nghiệp và cách phân bổ tài sản của doanh nghiệp.

2. Không có công thức chung cho mọi doanh nghiệp

Không có công thức chung nào duy nhất và mang ý nghĩa tuyệt đối cho mọi công ty. Bởi mỗi một công ty lại có sự khác biệt về chu kì kinh doanh, mô hình kinh doanh và khác nhau về sự tương quan với các yếu tố vĩ mô. Để có thể phân tích một ngành, những nhà phân tích mới thường mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để có thể hiểu kĩ về lĩnh vực đó.

Tất nhiên ở trên thế giới vẫn có nhiều nhà đầu tư có thể phân tích nhiều lĩnh vực, hiểu về nhiều ngành, nhưng họ đều là những bậc thầy và dành nhiều năm để nghiên cứu, trải qua nhiều thất bại để phát triển và hình thành các mô hình phù hợp cho từng lĩnh vực riêng.

Vì vậy một nhà đầu tư mới nhập môn chỉ nên chuyên về một lĩnh vực và tập trung phân tích vào lĩnh vực đó, cũng giống như việc đi làm vậy “Một nghề chín còn hơn chín nghề”.

3. Chiến lược phân tích Top-Down

Có vô vàn hình thức để định giá cổ phiếu tuy nhiên phân tích Top-Down hiện nay là hình thức phổ biến và dễ dàng triển khai đối với nhà đầu tư cá nhân. Phân tích top down giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về nền kinh tế để từ đó giúp nhà đầu tư khoanh vùng được những công ty tốt đáng để phân tích. Thực hiện phân tích Top-Down gồm 3 bước sau:

3.1 Phân tích nền kinh tế của thị trường Chứng khoán

Đây là bước phân tích quan trọng giúp nhà đầu tư hiểu tổng quan về nền kinh tế của nước đó. Ví dụ với việc đầu tư Vn-Index, ta cần phân tích nền kinh tế Việt Nam, đầu tư sàn NASDQA cần phân tích nền kinh tế Mỹ, sàn Nikkie thì cần phân tích nền kinh tế Nhật Bản. Phân tích tổng quan nền kinh tế giúp ta biết xu hướng phát triển.

Ví dụ như nước đang phát triển như Việt Nam thì Ngân hàng và tổ chức tài chính luôn dẫn đầu xu hướng phát triển. Đối với những nước phát triển như Trung Quốc, Mỹ thì những công ty về công nghệ lại đang phát triển vượt bậc.

Việc xác định thị trường chứng khoán của nền kinh tế giúp ta xác định được ngành và lĩnh vực nên đầu tư. Bên cạnh đó, phân tích về chính trị, luật pháp cũng là những phương pháp giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định kinh tế chính xác hơn.

3.2 Phân tích ngành

Mỗi ngành sẽ có một “chỗ đứng” riêng trong quá trình vận động của nền kinh tế. Ví dụ khi kinh tế phục hồi, các ngành như  năng lượng, kim loại, dầu khí sẽ chiếm ưu thế và dẫn đầu đà tăng trưởng, nhưng khi nền kinh tế đi xuống và rơi vào khủng hoảng , những ngành liên quan đến nhu cầu thiết yếu như điện nước, và tài chính sẽ đóng góp vai trò lớn để vực dậy nền kinh tế.

Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố tác động tới ngành như sự phụ thuộc vào các ngành khác, và có những yếu tố vĩ mô hỗ trợ ngành này nhưng lại là rào cản ngành khác. Vì vậy khi chọn ngành, nhà đầu tư cần phân tích liệu ngành đó phát triển ngược xu thế chung hay là cùng xu thế với nền kinh tế.

3.3 Chọn những doanh nghiệp dẫn đầu ngành

Sau khi đã phân tích được nền kinh tế, biết được ngành nào phù hợp trong thời gian tới. Bước tiếp theo nhà đầu tư cần tìm ra những doanh nghiệp nổi bật, đứng đầu ngành với những triển vọng phát triển bền vững như chiến lược, phương hướng tập trung, có sắp ra sản phẩm mới hay vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô.

Nhà đầu tư cần phân tích năng lực cạnh tranh như thị phần, vị thế và sản phẩm cạnh tranh. Cái cuối cùng, cũng như là yếu tố quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần nhìn vào, đó chính là năng lực ban lãnh đạo. Một công ty có làm ăn tốt nhưng ban lãnh đạo không có mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng thì về lâu về dài, công ty sớm muộn cũng suy thoái.

4. Các bước định giá cổ phiếu

4.1 Đọc hiểu câu chuyện đằng sau công ty

Bạn cần đọc hiểu về công ty thông qua các báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo thường niên để có thể xác định xem công ty đang hoạt động theo mô hình như thế nào. Bạn phải hiểu sâu về ngành nghề và bản thân doanh nghiệp khi đọc các báo cáo thường niên.

Ví dụ với Wal-Mart và Amazon đều là 2 doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Tuy nhiên khi phân tích bạn sẽ thấy một sự khác biệt giữa Amazon và Wal-Mart là rất lớn.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán của Wal-Mart, ta có thể thấy với mô hình truyền thống, sự phân bổ tài sản vào Hàng tồn kho và Tài sản cố định cao (chiếm 67.7% tổng tài sản). Lý do bởi mô hình truyền thống với phương thức mua đứt bán đoạn, Wal-Mart phải bỏ một lướng vốn lớn vào lưu trữ hàng tồn kho, vào tài sản cố định rồi mới có thể bán và thu lại lợi nhuận.

Tuy nhiên điều này lại khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng trưởng đều mạnh bởi sự ổn định và độc lập về tài chính, kéo theo sự tăng trưởng của các chỉ số về ROA và ROE.

Còn đối với Amazon, ta có thể thấy tỉ lệ hàng tồn kho và tài sản cố định, trang thiết bị chỉ chiếm 42%, trong đó phân bổ vốn sang các khoản mục phải thu và và phải trả. Là một công ty tập trung vào thương mại điện tử, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, truyền phát kĩ thuật số, Amazon có đôi phần khác so với mô hình kinh doanh của Wal-Mart. Họ không thuần việc mua đứt bán đoạn, mà theo đó sẽ chính sách mua chịu, bán chịu.

Vì vậy để có thể phân tích tình hình kinh doanh và định giá cổ phiếu của Amazon, nhà đầu tư sẽ cần sử dụng chỉ số Working Capital và Free Cash Flow thay vì chỉ số ROE và ROA như công ty Wal-Mart.

4.2 Xác định các chỉ số ngành

Thật vậy, việc không bỏ sót các chỉ số tác động lớn đến ngành đã là một bước quan trọng giúp bạn đến gần hơn với việc xác định đúng giá cổ phiếu.

4.3 Thu thập dữ liệu của các công ty đối thủ

Nhà đầu tư cần so sánh các key drivers vừa thu thập và xử lý với các key drivers của các đối thủ cạnh tranh để so sánh xem những chỉ số đó đã tốt hay chưa.

Cũng giống như việc mua bán nhà đất vậy, người bán nhà luôn luôn phải xem các lô đất bên cạnh bán được giá bao nhiêu để bản thân có thể đưa ra một con số hợp lý, tránh tình trạng bị bán giá hớ hoặc giá quá cao và không có ai mua.

4.4 Áp dụng vào mô hình định giá phù hợp

Tùy thuộc vào mỗi công ty có các cách định giá bằng những mô hình khác nhau. Trong đó có các cách định giá tương đối bằng các chỉ số P/E, P/B, P/S,… và định giá tuyệt đối như phương pháp FCFE, FCFF,

Và khi định giá, không nhà đầu tư nào có thể ước lượng chính xác hoàn toàn giá trị của một công ty, vì vậy nhà đầu tư cần chia ra 3 trường hợp:

  • TH1: Mức định giá cơ sở: Là mức định giá 
  • TH2: Mức định giá thận trọng: Là mức định giá có bao gồm cả mô hình, tuy nhiên còn so sánh thêm với nhiều yếu tố đầu vào dễ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, đây là mức định giá khá an toàn, tuy định giá thấp hơn so với giá trị của doanh nghiệp nhưng là phương án đề phòng rủi ro đối với nhà đầu tư không thích sự mạo hiểm.
  • TH3: Mức định giá khả năng xấu nhất: Là mức định giá thấp nhất, áp dụng cho trường hợp công ty có kết quả kinh doanh tệ hoặc các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng xấu.

5. Các mô hình định giá phổ biến

5.1 Định giá theo phương pháp so sánh ngang

Phương pháp P/E

Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn bỏ ra để thu về một đồng lợi nhuận. Chỉ số P/E được tính bằng công thức:

– EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Ví dụ: Chỉ số P/E của FPT là 14.86, tức là bạn bỏ ra 14.86 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ FPT.

Thông thường bạn nên so sánh chỉ số P/E với các doanh nghiệp cùng ngành, hoặc so sánh P/E quá khứ để biết được cổ phiếu đang đắt hay rẻ. Không thể đánh giá chỉ số P/E cao hay thấp thì hiệu quả bởi nhiều yếu tố rủi ro của doanh nghiệp.

Phương pháp P/B

Chỉ số P/B (Price to Book ratio) là 1 chỉ số tài chính dùng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Chỉ số P/B được tính bằng công thức:

– Book Value = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu lưu hành

Chỉ số P/B cao: công ty sở hữu số nợ lớn dẫn đến giá trị sổ sách giảm, tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra thấp hơn chi phí sử dụng vốn. Chỉ số P/B thấp: cổ phiếu đang bị định giá thấp.

Chỉ số P/B nếu đứng riêng lẻ thì không có nhiều giá trị. Muốn biết liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không thì cần so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh và so với mức trung bình ngành.

Phương pháp P/S

Chỉ số P/S (Price/Sales per share – hay price to ratio) là chỉ số dùng để định giá cổ phiếu nhằm đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. Nói ngắn gọn, chỉ số P/S cho biết nhà đầu tư bỏ ra bao nhiêu tiền để mua một đồng doanh thu của công ty. Chỉ số P/S được tính bằng công thức:

– Doanh thu của cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành

Chỉ số P/S thấp thể hiện cổ phiếu đang bị định giá thấp, công ty đang gặp vấn đề về tài chính, kết quả kinh doanh hoặc doanh nghiệp có mức cạnh tranh thấp. Ý nghĩa của chỉ số P/S cao thể hiện cổ phiếu đang được định giá cao, công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt hoặc có mức cạnh tranh cao. Vì vậy, khi định giá và so sánh các công ty cùng ngành, nên chọn những công ty có chỉ số P/S thấp thì khả năng đem lại lợi nhuận rất lớn, ngoài ra bạn có thể đánh giá chỉ số P/S của công ty ở hiện tại và trong quá khứ, nếu như chỉ số thấp hơn so với quá khứ, khả năng bạn “ thắng” là rất cao. 

Phương pháp EV/EBITDA

Chỉ số EV/EBITDA được sử dụng để xác định xem doanh nghiệp hiện có giá trị trên thị trường cao hay thấp hơn giá trị thực của nó. Chỉ số EV/EBITDA được tính bằng công thức:

trong đó 

– EBITDA = Lợi nhuận thuần trước thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao

– EV (giá trị doanh nghiệp) = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt

Chỉ số EV/ EBITDA cao cho thấy công ty được định giá quá cao, nhưng cũng có thể do doanh nghiệp chất lượng tốt, và tăng trưởng ổn định. Ngược lại, chỉ số EV/ EBITDA thấp: công ty định giá thấp nhưng cũng có thể chất lượng doanh nghiệp kém, nhiều rủi ro. Để đầu tư, bạn cần lựa chọn các công ty có chỉ số EV/ EBITDA thấp, tốt nhất là dưới 10.

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm Loại hình công ty phù hợp
P/E

– Cách tính đơn giản
– Vừa phản ánh kết quả hoạt động của công ty (EPS) vừa phản ánh thị trường ( Price)
– Là thước đo tâm lí nhà đầu tư hiệu quả.

– Khi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì EPS sẽ âm, dẫn đến không tính được P/E
– EPS được đánh giá dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không minh bạch, điều chỉnh lợi nhuận theo mục đích của họ, dẫn đến sai số chênh lệch.
Bất kì doanh nghiệp nào ngoại trừ doanh nghiệp thua lỗ hoặc về bất động sản.
P/B – Giá trị ghi sổ thường luôn dương, nên có thể áp dụng để định giá những doanh nghiệp thua lỗ. 
– Giá trị ghi sổ thường ổn định hơn EPS. Do đó, khi EPS biến động việc áp dụng P/B sẽ hiệu quả hơn.
– Chỉ phản ánh giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp mà không tính đến các tài sản vô hình ( thương hiệu, bằng sáng chế,…)
– Giá trị ghi sổ không phản ánh đúng giá thị trường. – Có thể bị làm ảo do nguyên tắc kế toán, như tài sản ngầm, tài sản ảo nhiều.
Bất kì các doanh nghiệp ngoại trừ các công ty về dịch vụ ( đề cao giá trị vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng) hoặc các công ty có mức tăng trưởng nhanh.
P/S – Tính chính xác cao nên doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. (khác với chỉ số P/E)
– Có tính ổn định hơn so với P/E.
– Nếu như doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng lợi nhuận ròng thấp thì không có ý nghĩa. Vì vậy chỉ số này chỉ dựa vào doanh thu thôi là chưa đủ.
– Nhà đầu tư khó nắm bắt cấu trúc chi phí của công ty.
Chỉ số P/S phù hợp để định giá với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang thua lỗ, các công ty còn non trẻ hoặc doanh nghiệp chưa có lợi nhuận.
EV/EBITDA – Được sử dụng phổ biến với những nhà đầu tư chuyên nghiệp
– Có giá trị so sánh tương đối tốt ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau
– Khó tính toán đối với những tăng trưởng, biến động khác nhau.
– Không tính đến chi phí vốn ( một phần khá quan trọng đối với doanh nghiệp)
Phù hợp với các doanh nghiệp ổn định có chi phí vốn thấp như doanh nghiệp SMEs.

Ví dụ:
Thông thường các chỉ số P/E, P/S, P/B hay EV/EBITDA thường mang tính chất tương đối, vì vậy không thể sử dụng riêng lẻ mà phải kết hợp nhiều công thức khác nhau để định giá công ty một cách thận trọng và chính xác nhất.

5.2 Định giá theo phương pháp chiết khấu

Phương pháp FCFF

FCFF hay còn gọi là Chiết khấu dòng tiền thuần, FCFF đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các nhà đầu tư của doanh nghiệp có thể nhận được sau quá trình hoạt động của đơn vị trong tương lai. FCFF được tính bằng công thức:

Ưu điểm

– Có thể nhìn thấy dòng thu nhập của doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản (không tính đến cơ cấu nguồn vốn)
– Khi dòng thu nhập tăng lên đáng kể thì giá trị doanh nghiệp cũng tăng lên
– Phù hợp với các doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính cao hoặc đang trong quá trình thay đổi đòn bẩy tài chính.
– Không bị tác động bởi thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Có thể kể đến như phát hành cổ tức, cổ phiếu hay sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
– Phản ánh chính xác, trực diện lợi ích mà các nhà đầu tư nhận được trong tương lai.

Nhược điểm– Doanh nghiệp được định giá dựa trên dòng tiền trước lãi vay, nó có thể làm che lấp rủi ro về cơ cấu tài chính.
– Phụ thuộc vào hai yếu tố đầu vào quan trọng: (1) dự báo dòng tiền (về tốc độ tăng trưởng và thời gian tăng trưởng) và (2) ước tính tỷ lệ chiết khấu. Một thay đổi nhỏ ở một trong hai giá trị này có thể có tác động đáng kể đến giá trị ước tính.
– Phương pháp này cũng nhạy cảm với giả định tốc độ tăng trưởng hàng năm.
– Không thể sử dụng nếu FCFF âm