Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên sôi động trong thời gian qua, tăng trưởng bình quân 35%/năm trong vòng 5 năm (2016-2020).
Lãi suất trái phiếu cao hơn 0.8-1.7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất. Mức lãi suất cao hơn hẳn tiền gửi có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư. Tuy nhiên lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn, cân nhắc gì khi đầu tư trái phiếu? Làm thế nào để lựa chọn trái phiếu tốt?
1.1. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một khoản nợ mà tổ chức phát hành vay từ người mua trái phiếu, trong một thời gian xác định và với mức lãi suất quy định. Tổ chức phát hành có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương hay Doanh nghiệp.
Lãi suất trái phiếu phát hành thường dao động từ 6-13%/ năm.
1.2. Một số thuật ngữ cơ bản
Mệnh giá trái phiếu: vốn gốc mà tổ chức phát hành phải trả lại cho nhà đầu tư khi đến thời gian đáo hạn.
Lãi suất coupon: tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi với tiền gốc của trái phiếu trong khoảng thời gian nhất định (thường được xác định là 1 năm)
Có các loại lãi suất:
Cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu
Thả nổi theo lãi suất thị trường
Kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi
Ngày đáo hạn: ngày tổ chức phát hành hoàn trả khoản vay
Trả lãi định kỳ: 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng/ lần
Chênh lệch giá: phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái phiếu
Lãi tái đầu tư: tiền lãi định kỳ được tái đầu tư ngay
Giá thực tế của trái phiếu (giá mua): khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để mua trái phiếu. Giá mua có thể ngang giá, cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá
Tiêu chí | Trái phiếu doanh nghiệp | Trái phiếu chính phủ |
Tổ chức phát hành | Do doanh nghiệp phát hành | Do Chính phủ phát hành |
Mục đích phát hành | Huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh | Huy động vốn cho ngân sách nhà nước |
Tính rủi ro | Có rủi ro thanh toán, tính thanh khoản cao | Không có rủi ro thanh toán, có tính thanh khoản cao |
Lãi suất phát hành | 6-13%/1 năm | dưới 5%/1 năm |
Thời hạn | 2- 5 năm | 5-10 năm |
Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng bình quân 35%/năm trong 5 năm qua (2016-2020). Giá trị phát hành TPDN trong năm 2020 đạt kỷ lục ở mức 435 nghìn tỷ VND, tăng 47% so với năm 2019.
Các nhóm ngành ngân hàng và bất động sản là những nhà phát hành lớn nhất với tỷ trọng lên tới 68%. Trong đó, nhóm ngành có mức lãi bình quân cao nhất là xây dựng hạ tầng (11.2%), ngành bất động sản (10.5%), tiếp đến là nhóm ngành chứng khoán (8.7%) và ngân hàng(6.7%).
Nhà đầu tư cá nhân đang tham gia nhiều hơn vào thị trường TPDN trong bối cảnh lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm. Trong 7 tháng đầu 2020, nhà đầu tư cá nhân mua trực tiếp chiếm 13% tổng lượng phát hành, tăng tỷ trọng gấp đôi so với năm 2019.
Đồng thời, nhà đầu tư cá nhân cũng tham gia thứ cấp qua công ty chứng khoán và ngân hàng đang phân phối trái phiếu.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Lãi suất trái phiếu (6-10%/năm), cao hơn gửi tiết kiệm ở các kỳ hạn (3 – 7%/năm) – Có thể tái đầu tư để đạt lãi suất kép (giao dịch thứ cấp) – Có thể chuyển nhượng, bán trước đáo hạn | – Trái phiếu mất giá trị khi lãi suất tăng và giá trái phiếu giảm – Khả năng thanh khoản bị phụ thuộc vào tổ chức phát hành – Rủi ro gia tăng khi tổ chức phát hành bị ảnh hưởng xấu |
3.2. Rủi ro đầu tư trái phiếu
Bạn có từng thắc mắc tại sao một trái phiếu lại chào bán cho bạn một lãi suất cao hơn một trái phiếu khác hay cao hơn hẳn tiền gửi? Vì trái phiếu chịu những rủi ro sau:
– Rủi ro lãi suất: khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm và khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu lại tăng (giá trái phiếu ngược chiều với lãi suất)
– Rủi ro thanh toán: trong trường hợp nhà phát hành bị vỡ nợ, mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành
– Rủi ro lạm phát: phát sinh do sự biến đổi trong giá trị dòng tiền mua trái phiếu
Ví dụ: Nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi coupon 10%, nhưng tỷ lệ lạm phát là 4%, thì thực tế lãi đầu tư là 6%
– Rủi ro thanh khoản: tùy thuộc vào việc trái phiếu có dễ dàng được bán theo giá trị hay gần với giá trị của nó hay không. Rủi ro này sẽ không có nếu nhà đầu tư giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn
3.3. Trái phiếu khác gì với cổ phiếu và gửi tiết kiệm
Liệu đầu tư trái phiếu khác gì với đầu tư cổ phiếu ( đều là chứng khoán); và gửi tiết kiệm ( đều có lãi suất cố định), bạn tìm hiểu qua bảng so sánh dưới đây:
Trái phiếu | Cổ phiếu | Gửi tiết kiệm | |
Vai trò của nhà đầu tư | Người sở hữu là chủ nợ | Người sở hữu là cổ đông | Người gửi tiền |
Tổ chức phát hành | Các doanh nghiệp và chính phủ phát hành | Các doanh nghiệp cổ phần phát hành | Ngân hàng |
Lãi suất | Lãi suất cố định | Chênh lệch giá | Lãi suất cố định |
Lợi tức | Trả định kỳ | Cổ tức | Trả một lần vào cuối kỳ |
Kỳ hạn | Dài, thông thường từ 2-10 năm | Gắn liền với sự tồn tại của công ty | Thường 1 năm trở xuống |
Tính thanh khoản | Có, tùy loại trái phiếu | Có, cao | Thấp |
Rủi ro | Doanh nghiệp phá sản | Cổ phiếu mất giá | Ngân hàng phá sản |
Đặc điểm | Đầu tư trực tiếp | Đầu tư trực tiếp |
Quản lý | Nhà đầu tư tự quản lý, tự phân tích và lựa chọn trái phiếu | Quản lý bởi nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp, có lợi thế về thông tin, nghiên cứu, phân tích và kinh nghiệm đầu tư |
Số tiền tối thiểu đầu tư | Thường từ 100 triệu trở lên | Khoảng 1-2 triệu đồng |
Chi phí giao dịch | Giao dịch với khối lượng nhỏ nên không lợi thế về phí giao dịch | Do quỹ giao dịch với khối lượng lớn nên chi phí giao dịch sẽ giảm |
Tính thanh khoản | Việc rút trước hạn có có thể ảnh hưởng lãi | Cho phép rút bất cứ lúc nào, bán lại |
4.1. Đầu tư qua quỹ
Đối với các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm và không có thời gian nghiên cứu về thị trường trái phiếu, quỹ mở trái phiếu là lựa chọn rất phù hợp.
Quỹ đầu tư trái phiếu là quỹ mở được đầu tư chủ yếu (từ 80% giá trị ròng trở lên) vào các loại trái phiếu. Hiểu nôm na giống như kênh gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn đầu tư vào quỹ, chịu mức phí quản lý và nhận lãi suất (thường cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm).
Để đầu tư vào quỹ mở, nhà đầu tư giao dịch tương tự như mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư trái phiếu đang tư vấn phát hành cho những doanh nghiệp lớn như: TCBF, VCBF, Bảo Thịnh VinaWealth (WFF), MB Bond, SSI, Bảo Việt, .. với mệnh giá chứng chỉ quỹ và số lượng chứng chỉ quỹ chào bán rất đa dạng.
Bảng dưới đây so sánh lãi suất của một số quỹ đầu tư trái phiếu:
Nhìn chung, các quỹ mở trái phiếu có lợi suất đầu tư dao động trong khoảng 6-11%/ 1 năm.Giá trái phiếu thường bị ảnh hưởng bởi xu hướng lãi suất, cung cầu trái phiếu trên thị trường. Cụ thể như năm 2020, lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, dẫn đến ảnh hưởng đến giá trái phiếu (các quỹ trái phiếu có lợi suất đầu tư năm 2020 dưới 6.5%).
Tìm hiểu thêm về quỹ trái phiếu qua bài viết Hướng dẫn đầu tư quỹ mở
Giải thích một số thuật ngữ:
– NAV( Net Asset Value) là giá trị tài sản hiện tại đang có của quỹ mở, được xác định bằng tổng giá trị thị trường các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ được tính đến ngày gần nhất trước Ngày Định Giá.
NAV/CCQlà giá chứng chỉ quỹ
Lợi suất đầu tư hàng năm được tính bằng công thức tăng trưởng:
Trong đó:
Giá cuối: giá trị cuối kỳ của chứng chỉ quỹ ( NAV/CCQ)
Giá đầu: giá trị đầu kỳ của chứng chỉ quỹ ( NAV/CCQ)
Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm (CAGR) được tính bằng công thức:
Chỉ số CAGR nhằm để biểu thị mức độ sinh lời trung bình hàng năm theo từng mốc thời gian được lựa chọn. CAGR cho nhà đầu tư thấy được bức tranh tổng, số tiền lãi trung bình sinh ra trong một khoảng thời gian dài, thay vì chỉ tập trung vào ngắn hạn 1 năm.
4.2. Đầu tư trực tiếp:
Đầu tư trực tiếp được hiểu là bạn đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua các tổ chức tư vấn ( công ty chứng khoán, ngân hàng,..). Lãi suất khi bạn tự đầu tư trực tiếp sẽ cao hơn đầu tư qua quỹ, đòi hỏi bạn phải hiểu biết về trái phiếu và nghiên cứu doanh nghiệp phát hành
3 bước đầu tư trái phiếu trực tiếp:
Theo quy định mới nhất, từ ngày 1/1/2021 nhà đầu tư cá nhân mà không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, sẽ không được đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Vì vậy nhà đầu tư cá nhân có thể mua trái phiếu thông qua tổ chức trung gian phát hành.
Nhà đầu tư chuyên nghiệp là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Bước 1: Lựa chọn tổ chức tư vấn phát hành
Trên 50% thị phần tư vấn phát hành TPDN tập trung tại 7 công ty lớn; TCBS dẫn đầu (19%), theo sau là VND, VPS, BSC, MBS, SHS, SSI với thị phần trung bình khoảng 5% – 6% mỗi công ty.
Thị phần tư vấn phát hành TPDN năm 2020
Nguồn: Fiin, HNX, TCBS
Các tổ chức tư vấn phát hành mua khối lượng lớn trái phiếu từ doanh nghiệp (mua buôn), rồi bán lẻ lại cho các nhà đầu tư cá nhân (thông qua gói sản phẩm) và cắt hưởng 1 phần lợi nhuận trong lãi suất doanh nghiệp trả.
Mức lợi suất của nhà đầu tư nhận được khi mua trái phiếu qua tổ chức tư vấn phát hành thấp hơn khoảng 2-3% so với mức lợi suất gốc của trái phiếu.
Bước 3: Mua trái phiếu
Quy trình mua trái phiếu thông qua các tổ chức tư vấn phát hành:
Cách 1: Giao dịch trực tuyến
Đăng ký giao dịch trực tuyến
Cách 2: Giao dịch tại quầy giao dịch
Nhà đầu tư mang theo CMND/CCCD/ Hộ chiếu đến quầy giao dịch của tổ chức tư vấn phát hành để được hướng dẫn
Cách 3: Giao dịch qua chuyên viên môi giới
Khách hàng trực tiếp liên lạc với chuyên viên môi giới để đăng ký giao dịch
Ví dụ minh họa:
(Nguồn: iadvisor.tcbs.com.vn)
Mua trái phiếu của tập đoàn Masan thông qua sản phẩm Trái phiếu iBond của TCBS
Mệnh giá: 100,000 VND
Ngày phát hành: 25/02/2020
Ngày đáo hạn: 27/02/2023
Coupon trái phiếu: Lãi suất đối với 02 (bốn) Kỳ Tính Lãi đầu tiên: 9.3% /năm; và (ii) Lãi suất đối với mỗi Kỳ Tính Lãi tiếp theo: Tổng của 2.5% /năm và Lãi Suất Tham Chiếu
Giả sử nhà đầu tư A mua trái phiếu Masan vào mua ngày 1/2/2021
Nếu giữ đến đáo hạn ngày 27/2/2023:
Nếu bán lại cho khách hàng tiếp theo vào ngày 1/5/2021
Kết luận: Thị trường trái phiếu càng sôi động thì bạn cần cẩn trọng trong việc quyết định chọn trái phiếu nào. Cần nắm rõ thông tin về trái phiếu và đánh giá được các rủi ro, rồi mới quyết định mua trái phiếu.