Khi đầu tư tài chính, mức rủi ro luôn tỷ lệ thuận với tỷ suất đầu tư. Một ví dụ điển hình chính là đầu tư Bitcoin. Giá Bitcoin có thể tăng lên 100% trong vòng một tháng nhưng cũng có thể ‘bốc hơi’ 70-80% ngay trong một tuần. Câu hỏi đặt ra là, nên đầu tư gì năm 2021? Làm thế nào để tối ưu tỷ suất đầu tư với mức rủi ro thấp nhất có thể?
1. Các kênh đầu tư tài chính hiệu quả năm 2021
Để biết nên đầu tư gì và phân bổ đầu tư thế nào, bạn cần nắm được 7 kênh đầu tư tài chính phổ phiến nhất hiện nay và mức độ rủi ro, khả năng sinh lời của các kênh đầu tư đó.
7 kênh đầu tư tài chính phổ biến nhất năm 2021 là:
Cổ phiếu
Trái phiếu
Vàng
Bất động sản
Tiền ảo (Bitcoin)
Gửi tiết kiệm ngân hàng
- Các quỹ đầu tư
Các kênh đầu tư phổ biến và mức rủi ro tài chính/tỷ suất lợi nhuận
Kênh đầu tư | Rủi ro đầu tư | Tỷ suất lợi nhuận |
Tiền ảo Bất động sản – Đất nền | Rất cao | Rất cao |
Kinh doanh tư nhân Chứng khoán – Ngắn hạn | Cao | Cao |
Chứng khoán – Dài hạn Vàng | Trung bình | Trung bình |
Trái phiếu Bất động sản – Chung cư | Thấp | Thấp |
Gửi tiết kiệm ngân hàng | Rất thấp | Rất thấp |
** Đầu tư ngắn hạn thường trong khoảng thời gian dưới 1 năm. Đầu tư dài hạn thường kéo dài hơn 1 năm.
Dựa vào mức độ sinh lời của các kênh đầu tư trên trong 10 năm trở lại đây, cùng đánh giá xem nên đầu tư gì năm 2021 và đâu là chiến lược phù hợp cho từng kênh đầu tư này:
Đầu tư cổ phiếu năm 2021:
Đầu tư cổ phiếu là kênh yêu cầu mức vốn vừa phải mà tính thanh khoản cao. Với đầu tư chứng khoán, đầu tư trung – dài hạn trên 1 năm dường như là chiến lược phù hợp nhất.
Bởi thị trường chứng khoán có thể thường xuyên dao động, rủi ro trong ngắn hạn nhưng xu hướng chung của thị trường này trong dài hạn là đi lên theo sự phát triển của nền kinh tế.
Trong ngắn hạn, đầu tư chứng khoán rủi ro tương đối cao vì thị trường biến động liên tục trong ngày, nhưng nếu quản lý rủi ro tốt, nhà đầu tư có thể sinh lời cao nhanh chóng.
Trong dài hạn, đầu tư chứng khoán cũng đáng cân nhắc vì nền kinh tế Việt Nam trên đà phát triển. Bạn có thể tham khảo các công ty blue-chip dưới đây khi đầu tư:
Đầu tư trái phiếu năm 2021:
Trái phiếu là kênh đầu tư có mức độ an toàn chỉ sau gửi tiết kiệm và chỉ gặp rủi ro khi công ty phát hành có ảnh hưởng xấu. Với trái phiếu, đầu tư dài hạn là chiến lược phù hợp nhất bởi tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm của trái phiếu khá ổn định, có thể lên tới 10%.
Thông thường, lãi suất trái phiếu dao động từ 6 – 10%. Vì vậy, nếu đầu tư trong ngắn hạn thì trái phiếu không phải kênh đầu tư hiệu quả nhất.
Đầu tư vàng năm 2021:
Đầu tư vàng là giải pháp tối ưu khi cần giữ tiền trong những giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Bởi đầu tư vàng luôn có giá trị nội tại và thanh khoản cao.
Trong thời gian ngắn chỉ 3 năm (2018 – 2020) và do nền kinh tế gặp khủng hoảng, đầu tư vàng có tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm lên tới 15%, cao hơn hẳn đa số các kênh đầu tư khác (6-10%). Vì vậy đầu tư vàng năm 2021 sẽ cực kì tiềm năng
Đầu tư bất động sản năm 2021:
Bất động sản là kênh đầu tư phù hợp với chiến lược dài hạn bởi kênh này có thanh khoản và lợi nhuận ổn định nhất trong khoảng thời gian từ 2 – 3 năm sau đợt mở bán đầu tiên.
Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư cần có nguồn vốn lớn (từ trên dưới 2 tỷ trở lên) và cần cẩn trọng với các vấn đề pháp lý trước khi đầu tư.
Với đầu tư dự án chung cư, bạn có thể lãi từ 5 – 10%/năm và chịu mức rủi ro tương tối thấp so với các bất động sản khác. Với đầu tư dự án đất nền, bạn có thể sinh lời hơn nhiều so với chung cư nhưng rủi ro của hình thức này lại cao hơn hẳn.
Tiền ảo (Bitcoin) năm 2021:
Tiền ảo gồm nhiều loại nhưng phổ biến hơn cả là Bitcoin. Đây là kênh đầu tư thu hút rất nhiều người vì mức lợi nhuận cao hàng đầu. Trong 3 năm (2018 – 2020), tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm của Bitcoin lên tới 27%.
Tuy nhiên, trừ khi bạn là nhà đầu tư lâu năm với tình hình tài chính ổn định, bạn không nên vội vàng đầu tư vào kênh này bởi rủi ro đầu tư tương đối cao. Ví dụ, trong năm 2018, Bitcoin chạm đáy kỷ lục khi giá giảm tới 73%.
Gửi tiết kiệm ngân hàng năm 2021:
Đây là kênh đầu tư dài hạn phù hợp cho người có khẩu vị rủi ro thấp bởi mức độ rủi ro của kênh này gần như bằng không. Tuy nhiên, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng thường không cao, cao nhất cũng chỉ vào khoảng 6 – 8% cho kỳ hạn 12 tháng. Vì vậy, trong ngắn hạn, bạn nên chọn các kênh đầu tư khác để có lợi nhuận cao hơn.
Đầu tư quỹ đầu tư năm 2021:
Nếu bạn muốn đầu tư vào cổ phiếu nhưng lại không có quá nhiều thời gian để theo dõi và phân tích thì các Quỹ đầu tư là bến đỗ tuyệt vời dành cho bạn. Với bản chất kêu gọi dòng vốn nhỏ lẻ để đa dạng hóa danh mục đầu tư thì quỹ đầu tư sẽ giúp bạn có khoản lợi nhuận cao ngang hoặc thậm chí vượt xa chỉ số thị trường.
Bước 1: Xác định khả năng tài chính, độ tuổi, khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính trước khi đầu tư tài chính
Để đầu tư tài chính hiệu quả và an toàn, bạn nên xác định 4 tiêu chí cơ bản sau: khả năng tài chính, độ tuổi, khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính.
Mục tiêu tài chính:
Nhìn chung, bạn nên có một mục tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn (1 – 3 năm) và một mục tiêu đầu tư tài chính dài hạn (5 – 10 năm) để luôn đảm bảo cả thanh khoản lẫn tỷ suất đầu tư. Ví dụ, khi bạn đang khoảng 20 – 30 tuổi, bạn nên có một mục tiêu ngắn hạn như mua xe và một mục tiêu dài hạn hơn như mua nhà để từ đó lựa chọn các kênh đầu tư tương ứng.
Cụ thể, để lựa chọn được kênh đầu tư tốt nhất cho từng mục tiêu tài chính, bạn có thể tham khảo tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm của các kênh đầu tư phổ biến trong thời hạn 3 – 5 – 10 năm ở bảng dưới đây:
Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm của các kênh đầu tư phổ biến (2011 – 2020)
Kênh đầu tư | Thời hạn | ||
3 năm (2018 – 2020) | 5 năm (2016 – 2020) | 10 năm (2011 – 2020) | |
Vàng | 15.00% | 11.00% | 4.54% |
Chứng khoán – VNIndex | 4.00% | 14.00% | 8.56% |
Trái phiếu | 6 – 10% | ||
Gửi tiết kiệm | 6 – 8 % | ||
Bitcoin | 27.00% | 132.00% | N/A |
** Bảng tỷ suất đầu tư trên chỉ mang tính tham khảo dựa trên số liệu từ năm 2011 – 2020. Với trái phiếu, lãi suất có thể dao động tùy theo mức độ rủi ro của trái phiếu. Với gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất thường dao động tùy theo ngân hàng.
Tuy nhiên, trước khi bỏ tiền đầu tư, bạn cần đảm bảo quỹ khẩn cấp và chi trả nợ trước để giảm thiểu các rủi ro tài chính cá nhân. Cụ thể hơn về phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn có thể tham khảo tại đây.
Khả năng tài chính:
Bạn nên xác định khả năng tài chính hiện tại và dòng tiền trong tương lai bởi đây là yếu tố quyết định bạn có thể đầu tư vào kênh nào và có cần vay vốn để tận dụng đòn bẩy tài chính hay không.
Ví dụ như khi đầu tư bất động sản, bạn nên có ít nhất 500 triệu – 1 tỷ trong tay để đầu tư Đất nền dự án hoặc Dự án chung cư hạng C – D và nhiều hơn thế nếu muốn đầu tư vào các phân khúc Shophouse, Nhà phố hoặc các dự án có vị trí đẹp nói chung.
Trong trường hợp không có đủ chi phí vốn, bạn có thể cân nhắc vay mua nhà. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tối ưu khi đầu tư bất động sản vì các dự án bất động sản thường sinh lời từ 8 – 12% mà lãi vay đã lên tới 9.5 -11%.
Do đó, trừ khi tỷ suất đầu tư có khả năng cao hơn lãi vay, bạn không nên sử dụng đòn bẩy tài chính. Thay vào đó, hãy đầu tư vào các kênh phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Cụ thể về chi phí vốn tối thiểu của các kênh đầu tư, bạn có thể tham khảo trong bảng dưới đây:
Kênh đầu tư | Chi phí vốn tối thiểu |
Tiền ảo | 100,000 VND |
Bất động sản – Đất nền | 1 tỷ |
Kinh doanh tư nhân | N/A |
Chứng khoán – Dài hạn | 100,000 VND |
Vàng | 1 triệu |
Chứng khoán – Ngắn hạn | 100,000 VND |
Trái phiếu | 100,000 VND |
Bất động sản – Chung cư | 1.5 tỷ |
Gửi tiết kiệm ngân hàng | 100,000 VND |
** Số liệu chỉ mang tính tham khảo trong thời điểm tháng 1/2021. Vui lòng cập nhật thông tin mới nhất tại các ngân hàng và sàn giao dịch. Đầu tư ngắn hạn thường trong vòng dưới 1 năm. Đầu tư dài hạn thường kéo dài hơn 1 năm.
Khẩu vị rủi ro:
Nhìn chung, bạn cần cân nhắc khẩu vị rủi ro của bản thân để phân bổ các danh mục đầu tư hợp lý cũng như lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với khả năng của mình. Cùng tham khảo bảng dưới đây để biết được khẩu vị rủi ro của mình và một số kênh đầu tư phù hợp:
Khẩu vị rủi ro Thấp (Bảo thủ)
Khẩu vị rủi ro | Đặc điểm | Kênh đầu tư phù hợp |
Thấp (Bảo thủ) | Mới đầu tư hoặc cẩn trọng khi đầu tư Chấp nhận rủi ro nhẹ Nhu cầu ổn định quan trọng hơn sinh lời | Gửi tiết kiệm ngân hàng Trái phiếu Vàng Bất động sản – Chung cư Chứng khoán – Ngắn hạn |
Trung bình | Chấp nhận lợi nhuận và rủi ro vừa phải Có nhu cầu căn bằng giữa sinh lời và rủi ro | Vàng Trái phiếu Bất động sản – Chung cư Chứng khoán – Ngắn hạn Chứng khoán – Dài hạn |
Cao (Mạo hiểm) | Có kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu Chấp nhận biến động và rủi ro Có nhu cầu sinh lời cao | Trái phiếu Bất động sản – Đất nền Chứng khoán – Ngắn hạn Chứng khoán – Dài hạn Kinh doanh tư nhân Tiền ảo |
** Đầu tư ngắn hạn thường trong vòng dưới 1 năm. Đầu tư dài hạn thường kéo dài trên 1 năm.
Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro quá nhiều khi lựa chọn kênh đầu tư mà cần trung hòa nó với 3 yếu tố còn lại. Ví dụ, ở độ tuổi 60, dù bạn có dám chấp nhận rủi ro đến mấy thì cũng không nên đầu tư quá nhiều vào các kênh có nhiều biến động như cổ phiếu, tiền ảo nữa. Thời điểm này, mục tiêu cuối cùng của bạn nên là đảm bảo tiền hưu trí, giảm thiểu rủi ro.
Độ tuổi:
Lý do bạn cần cân bằng khẩu vị rủi ro với độ tuổi là bởi khả năng ứng biến với thị trường sẽ giảm dần theo độ tuổi, khó bắt nhịp với khẩu vị rủi ro quá cao. Do đó, bạn nên có khẩu vị rủi ro phù hợp với độ tuổi của mình để sinh lời cao với rủi ro thấp nhất có thể:
Thời điểm 20 – 30 tuổi: Bạn nên chấp nhận một ít rủi ro để tối ưu lợi nhuận, đầu tư nhiều vào các kênh như chứng khoán, tiền ảo bởi thời điểm này bạn có khả năng ứng biến tốt, chưa có gánh nặng gia đình và còn nhiều thời gian để tái đầu tư nếu chẳng may mất trắng.
Thời điểm 30 – 50 tuổi: Bạn nên cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, đầu tư trọng tâm vào các kênh như trái phiếu, chung cư, vàng. Đây là thời điểm bạn cần ổn định gia đình, chuẩn bị cho con cái đi học nên không thể quá mạo hiểm.
Thời điểm 50 tuổi trở lên: Bạn nên giảm thiếu rủi ro hết mức có thể, đầu tư chủ yếu vào các kênh như gửi tiết kiệm ngân hàng, trái phiếu lãi suất thấp 6 – 9 %. Đây là lúc bạn không còn quá nhạy với thị trường cũng như sắp tới hạn quỹ hưu trí, nên hạn chế mạo hiểm.
Bước 2: Đa dạng hóa danh mục đầu tư tài chính
Điểm mấu chốt khi đa dạng hóa danh mục đầu tư tài chính là bạn phải lựa chọn các danh mục đầu tư với các chức năng khác nhau (tương ứng với mức độ rủi ro khác nhau) và có biểu hiện khác nhau trong một giai đoạn kinh tế.
Về chức năng:
Bạn nên phối hợp các danh mục đầu tư tăng trưởng như cổ phiếu, tiền ảo, dự án đất nền với các danh mục đầu tư phòng vệ như trái phiếu, vàng, gửi tiết kiệm để phân bổ rủi ro tốt hơn mà không bỏ sót các khoản lợi nhuận cao.
Về giai đoạn kinh tế:
Vai trò của việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư trong một giai đoạn kinh tế được biểu hiện rõ nhất trong các thời kỳ khủng hoảng, suy thoái.
Ví dụ như trong thời kỳ COVID-19, khi lãi suất tiết kiệm liên tục giảm và cổ phiếu thường xuyên biến động, trái phiếu lại thành nơi trú ẩn tốt vì có tỷ suất đầu tư cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng mà rủi ro thấp hơn cổ phiếu.
Bước 3: Đa dạng hóa lựa chọn đầu tư trong cùng một danh mục đầu tư tài chính
Trừ bất động sản, gửi tiết kiệm ngân hàng và kinh doanh, thông thường bạn nên có từ 10 – 20 lựa chọn đầu tư trong cùng một danh mục đầu tư tài chính. Đây là con số đủ để danh mục đầu tư của bạn đa dạng nhưng không quá nhiều để bạn có thể dễ dàng quản lý danh mục đầu tư của mình.
Ví dụ với cổ phiếu và trái phiếu, bạn nên đa dạng hóa lựa chọn đầu tư bằng cách đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của các công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau và (nếu được) ở các nước khác nhau.
Về lĩnh vực: Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết ngành nào có biểu hiện tốt trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế:
Biểu hiện của chứng khoán theo ngành trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Về lãnh thổ địa lý: Nhìn chung, các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của các nước là khác nhau và điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới biểu hiện của thị trường. Vì vậy, đa dạng hóa lãnh thổ địa lý cho các danh mục đầu tư là cách để giảm thiểu rủi ro hệ thống như lạm phát, tỷ giá hối đoái.
Bước 5: Cân bằng tỷ trọng đầu tư tài chính định kỳ
Đây là bước cần thiết để đảm bảo tỷ trọng đầu tư luôn thống nhất với mục tiêu tài chính ban đầu. Thông thường, một số kênh đầu tư sẽ tăng trưởng tốt hơn các kênh còn lại nên tỷ trọng đầu tư sẽ dồn về kênh này nhiều hơn, khiến mức độ rủi ro thay đổi.
Ví dụ, ban đầu bạn đầu tư vào cổ phiếu 60% nhưng vì thị trường cổ phiếu tăng trưởng tốt hơn các danh mục còn lại khiến tỷ trọng cổ phiếu chiếm 80%. Để tránh rủi ro vì đầu tư quá tay vào cổ phiếu, bạn cần cân bằng lại để tỷ trọng cổ phiếu trở về 60%.
Để cân bằng tỷ trọng đầu tư tài chính, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp:
Bán danh mục đầu tư bị thừa để mua bù danh mục đầu tư bị thiếu
Mua thêm danh mục đầu tư bị thiếu
Bước 6: Tái đầu tư tài chính thường xuyên
Tái đầu tư tài chính thường xuyên là yếu tố cốt lõi giúp bạn tận dụng được lãi kép. Bởi khi bạn tái đầu tư tài chính liên tục, vốn đầu tư và tiền lãi trước đó sẽ đều sinh lãi, giúp cho lãi về sau lại càng lớn hơn.
Một ví dụ điển hình về sức mạnh của lãi suất kép chính là khi bạn gửi tiết kiệm ngân hàng rồi tái tục gốc và lãi:
Tình huống: Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng 100.000.000 VND trong vòng 20 năm với kỳ hạn 1 tháng và lãi suất 3%/năm. Có 2 hình thức gửi tiết kiệm như dưới đây. Bạn nên chọn hình thức nào để có nhiều tiền lãi hơn?
Hình thức tiết kiệm | Rút tiền hàng tháng | Tái tục gốc, lãi hàng tháng |
---|---|---|
Loại lãi suất | Lãi đơn | Lãi kép |
Tiền lãi | 60,000,000 | 82,075,500 |
Như vậy, việc tái đầu tư thường xuyên trong thời gian dài sẽ giúp tiền lãi bạn nhận được cao hơn rất nhiều.
3. Kết luận
Dựa vào mức sinh lời của các kênh đầu tư trong 10 năm qua, có thể thấy, trong ngắn hạn, nhất là các thời kỳ khủng hoảng, đầu tư vàng dường như đem lại tỷ suất lợi nhuận tốt nhất.
Trong trung hạn, hầu hết các kênh đầu tư đều có lãi suất tương tối ổn định, trong đó chứng khoán và vàng là tiềm năng nhất. Trong dài hạn, bạn có thể cân nhắc chứng khoán và trái phiếu.
Tuy nhiên, dù lựa chọn kênh đầu tư nào trong các kênh đầu tư trên, bạn cũng đừng quên đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.