Quy định từ ngày 01/01/2021, nhà nước đã ban hành nhiều thay đổi về chế độ lương hưu hiện nay. Dưới đây là thông tin chi tiết về cách tính lương hưu cho người lao động từ ngày 01/01/2021.

1. Cách tính lương hưu mới nhất 2021

Theo quy định Điều 56 Luật Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) trong năm 2014, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính tương ứng với số năm đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45%, tối đa là 75%.

Cụ thể, nếu người lao động nghỉ hưu từ năm 2021 thì sẽ nhận lương hưu hàng tháng theo mức sau:

Lao động Nam

Lao động Nữ

Đủ 60 tuổi

45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm sẽ tính thêm 2% (tối đa là 75%).

Đủ 55 tuổi

45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm sẽ tính thêm 2% (tối đa là 75%).

Các trường hợp đặc biệt được nhận lương hưu sớm:

  • Nam đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, và nữ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi, có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp hệ số khu vực 0.7 trở lên.
  • Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp.
  • Lực lượng nhân dân, công an nhân dân được giảm độ tuổi nghỉ hưu nêu trên.
  • Người lao động từ đủ 50-55 tuổi làm việc 15 năm tại khai thác than trong hầm lò và đóng đủ 20 năm BHXH.
  • Ngoài ra, pháp luật vẫn cho phép người lao động được nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ mất sức khi đáp ứng một số yêu cầu nhất định.

Công thức tính lương hưu chung:

Lương Hưu=Tỷ lệ hưởng (tối đa 75%)xMức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Sau đây, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

1.1. Với lao động nam

Cột mốc về hưu

Tỷ lệ lương hưu hằng tháng

Từ năm 2018

Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 16 năm) x 2%.

Từ năm 2019

Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%.

Từ năm 2020

Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 18 năm) x 2%.

Từ năm 2021

Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%.

Từ năm 2022

Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%.

Ví dụ:

Ông H làm việc trong điều kiện bình thường và nghỉ hưu từ năm 2021. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 29 năm đóng BHXH.

Lương Hưu Hàng Tháng tương ứng: 19 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm đóng BHXH còn lại = 10 x 2% = 20%

Lương hưu hàng tháng của ông H sẽ bằng 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

1.2. Đối với lao động Nữ

Cột mốc về hưu

Tỷ lệ lương hưu hằng tháng

Từ 01/01/201845% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm sẽ tính thêm 2% (tối đa là 75%).

Ví dụ:

Bà K làm việc và nghỉ hưu từ năm 2021 (đã đóng BHXH 20 năm).

Lương hưu hàng tháng tương ứng 15 năm đóng BHXH = 45%,

5 năm đóng thêm tương ứng 5 x 2% = 10%

Vậy bà K sẽ được hữu mức lương hưu hàng tháng bằng 55%

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

2.1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (Mức BQTL) được tính như sau:

Mức BQTL = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)

Như vậy, tùy theo thời gian (T) năm cuối trước khi nghỉ hưu, Mức BQLT được thể hiện như sau:

Thời gian bắt đầu tham gia BHXH

Số năm cuối để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (T)

Trước ngày 01/01/1995

5 năm

Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000

6 năm

Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006

8 năm

Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015

10 năm

Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019

15 năm

Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024

20 năm

Từ 01/01/2025

Toàn bộ thời gian đóng BHXH

2.2. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:

2.3. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

3. So sánh nhận BHXH 1 lần hay nhận Lương hưu hàng tháng

Có hai cách thức để người lao động nhận tiền bảo hiểm xã hội là nhận lương hưu hàng tháng hoặc nhận BHXH một lần. Vậy giữa hai phương thức này có gì khác nhau?

Ghi chú:

**Đối với Nam giới: Tỉ lệ hưởng lương hưu (20 năm đóng) = Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 19 năm) x 2%

**Đối với Nữ giới: Tỉ lệ hưởng lương hưu (20 năm đóng) = Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%

Nhìn chung, “Lợi trước mắt – thiệt thòi lâu dài” là cụm từ để diễn đạt trạng thái của người lao động (NLĐ) khi nhận mức BHXH 1 lần.

  • Thứ nhất, hưởng mức lương hưu hằng tháng nếu tính gộp từ thời điểm nghỉ hưu đến NLĐ đã khuất thì mức lương hưu hằng tháng cho cả nam và nữ đều cao hơn mức hưởng BHXH 1 lần
  • Thứ hai, nếu NLĐ nhận BHXH một lần thì sau này khi tham gia BHXH sẽ không được cộng nốt thời gian đóng BHXH mà tính thành thời gian đóng BHXH mới. Như vậy,NLĐ sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động.
  • Thứ ba, trong toàn bộ thời gian hưởng lương hưu, NLĐ được ký quỹ BHXH để chi trả kinh phí cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí, và được hưởng quyền lợi về khám, chữa bệnh BHYT.

Vì vậy, NLĐ khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ dễ quản lý dòng tiền hưu trí hơn so với nhận BHXH một lần.

4. Tổng kết

Trên đây là bài viết tổng quát về cách tính lương hưu hằng tháng cho người lao động được áp dụng từ ngày 01/01/2021.

Lương hưu là một trong những chính sách an ninh xã hội thiết thực nhất hiện nay. Chính vì vậy, người lao động nên chủ động tham gia và tìm hiểu cách tính để được hỗ trợ tài chính một cách toàn diện nhất.

    Chọn gói bảo hiểm tốt nhất cùng chuyên gia của GoMoney

    Họ tên:

    Số điện thoại:

    Email:

    Quyền lợi bạn quan tâm: