Người lao động trước khi nhận lương tháng đều bị khấu trừ một khoản tiền trong mức lương để đóng bảo hiểm xã hội. Vậy thực sự bảo hiểm xã hội là gì? Tại sao phải mua bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 , Bảo hiểm xã hội (BHXH) “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc qua đời, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc.

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội

Tại Việt Nam có 7 chế độ, bao gồm:

3. Chức năng của bảo hiểm xã hội.

Người lao động thường không muốn tham gia bảo hiểm xã hội vì chưa thực sự hiểu rõ chức năng của loại hình bảo hiểm này. Vậy thực chất đóng bảo hiểm xã hội để làm gì?

Bảo hiểm xã hội sẽ đóng vai trò như một nguồn đảm bảo bù đắp cho sự thiếu hụt thu nhập của người lao động khi họ gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn.

Ngoài ra, bảo hiểm sẽ phân phối lại nguồn thu nhập giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động khỏe và người lao động ốm đau, người trẻ và người già nhằm góp phần tạo sự tương trợ, chia sẻ rủi ro giữa các nhóm người lao động.

Như vậy, bảo hiểm xã hội mang tính chất kinh tế – xã hội, giúp cho mối quan hệ lao động ổn định, doanh nghiệp phát triển, kinh tế hưng thịnh hơn.

4. Phân loại bảo hiểm xã hội.

Có 2 loại bảo hiểm xã hội phổ biến tại Việt Nam:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Định nghĩa

BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất

Đối tượng

Người lao động (gồm người lao động là công dân Việt Nam và người lao động là người nước ngoài), bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.Người sử dụng lao động, bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện, bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018;

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;

– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

– Người lao động giúp việc gia đình;

– Người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

– Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu;

– Người tham gia khác.

Mức đóng bảo hiểm

Đối với người lao động Việt Nam: 10,5% mức lương trong hợp đồng, trong đó 8% thuộc quỹ hưu trí, tử tuất, 1% thuộc quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), 1,5% thuộc Bảo hiểm y tế ( BHYT).

Đối với người lao động nước ngoài: 1,5% mức lương trong hợp đồng thuộc Quỹ bảo hiểm y tế.

Đối với người sử dụng lao động Việt Nam: 21,5% mức lương trong hợp đồng, trong đó 14% thuộc chế độ hưu trí, tử tuất, 3% thuộc chế độ ốm đau thai sản, 0,5% thuộc chế độ tai nạn lao động,1% thuộc quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), 3% thuộc Bảo hiểm y tế ( BHYT).

Đối với người sử dụng lao động nước ngoài: 6,5% mức lương trong hợp đồng, trong đó 3% thuộc chế độ ốm đau thai sản, 0,5% thuộc chế độ tai nạn lao động và 3% thuộc BHYT

Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập này thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Chế độ bảo hiểm

Ốm đau;
Thai sản;
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Hưu trí;
Tử tuất.

Hưu trí;
Tử tuất.

Phương thức đóng

Đối với người sử dụng lao động: Hàng tháng.

Đối với người lao động: Hàng tháng, 3, 6, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng 1,3,6,12 tháng một lần hoặc đóng 1 lần cho nhiều năm nhưng không quá 05 năm một lần, Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Lợi ích

Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.

Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con.

Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.

Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp.

Hưởng chế độ lương hưu.

Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất.

Hưởng chế độ hưu trí, lương hưu.

Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ điều kiện.

Hưởng chế độ tử tuất như trợ cấp mai táng, tiền tuất.

5. Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu mới được rút?

Mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định của pháp luật.

Đối với BHXH bắt buộc

Đối với BHXH tự nguyện

– Đối với nữ: Phải đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.

– Đối với nam:

+ Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Phải đóng đủ 34 năm BHXH (hiện hành chỉ cần đóng đủ 33 năm BHXH trở lên).

+ Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Phải đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.

– Đối với nữ: Phải đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.

– Đối với nam:

Nếu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Phải đóng đủ 34 năm BHXH trở lên (hiện hành chỉ cần đóng đủ 33 năm BHXH trở lên); nếu nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Phải đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.

6. Nên nhận BHXH 1 lần hay nhận lương hưu hằng tháng?

Có hai cách để người lao động nhận tiền bảo hiểm xã hội là nhận lương hưu hằng tháng hoặc nhận 1 lần. Vậy giữa hai cách này có gì khác nhau, đặc điểm của 2 cách này như thế nào?

BHXH 1 lần

Lương hưu hằng tháng

Điều kiện

    Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ số năm đóng BHXH (<20 năm)

    Người ra nước ngoài định cư

    Người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH

    Người mắc một bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, HIV/AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Về độ tuổi: Phải đạt đến tuổi nghỉ hưu, tức đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, trừ một số trường hợp đặc biệt độ tuổi có thể thấp hơn ( Người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc tai nạn lao động)

Về thời gian: Người lao động phải có đủ 20 năm đóng BHXH.

Ưu điểm

    Nhận 1 lần duy nhất với số tiền cụ thể

    Không mất thời gian chờ đợi được các khoảng đã đóng

Người lao động (NLĐ) hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Nhà nước (theo mức 10%, 25% hoặc 30% mức đóng tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tùy theo đốitượng). Do đó, trong thời gian bảo lưu nếu chẳng may bị chết thì:

– Gia đình sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở;

– Thân nhân tùy theo điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa 4 người) đến khi trưởng thành (nếu là con) hoặc hưởng đến khi chết (nếu là vợ, chồng hoặc cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức lương cơ sở);

– Trường hợp nhận trợ cấp tuất một lần thì mức trợ cấp được tính như BHXH một lần.

Nhược điểm

    Không được cộng nối thời gian đóng BHXH

    Số tiền BHXH nhận được ít hơn so với tiền đóng-Không được hưởng trợ cấp mai táng và tử tuất khi chết

    Phải tự chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi về già

    Nhận các khoản tiền bảo hiểm nhỏ hằng tháng trong được trích trong quỹ đóng trong khoản thời gian dài ( từ 18 đến hơn 20 năm)

Cách tính

Mức hưởng BHXH 1 lần = Hệ số x Mức bình quân tiền lương x Thời gian tham gia BHXH

Trong đó:

– Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014

– Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi

– Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương

Lưu ý:

– Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.

– Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỉ lệ hưởng được tính như sau:

– Lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

– Với lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

;”>

Lương hưu hằng tháng

Điều kiện

    Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ số năm đóng BHXH (<20 năm)

    Người ra nước ngoài định cư

    Người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH

    Người mắc một bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, HIV/AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Về độ tuổi: Phải đạt đến tuổi nghỉ hưu, tức đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, trừ một số trường hợp đặc biệt độ tuổi có thể thấp hơn ( Người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc tai nạn lao động)

Về thời gian: Người lao động phải có đủ 20 năm đóng BHXH.

Ưu điểm

    Nhận 1 lần duy nhất với số tiền cụ thể

    Không mất thời gian chờ đợi được các khoảng đã đóng

Người lao động (NLĐ) hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Nhà nước (theo mức 10%, 25% hoặc 30% mức đóng tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tùy theo đốitượng). Do đó, trong thời gian bảo lưu nếu chẳng may bị chết thì:

– Gia đình sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở;

– Thân nhân tùy theo điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa 4 người) đến khi trưởng thành (nếu là con) hoặc hưởng đến khi chết (nếu là vợ, chồng hoặc cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức lương cơ sở);

– Trường hợp nhận trợ cấp tuất một lần thì mức trợ cấp được tính như BHXH một lần.

Nhược điểm

    Không được cộng nối thời gian đóng BHXH

    Số tiền BHXH nhận được ít hơn so với tiền đóng-Không được hưởng trợ cấp mai táng và tử tuất khi chết

    Phải tự chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi về già

    Nhận các khoản tiền bảo hiểm nhỏ hằng tháng trong được trích trong quỹ đóng trong khoản thời gian dài ( từ 18 đến hơn 20 năm)

Cách tính

Mức hưởng BHXH 1 lần = Hệ số x Mức bình quân tiền lương x Thời gian tham gia BHXH

Trong đó:

– Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014

– Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi

– Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương

Lưu ý:

– Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.

– Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỉ lệ hưởng được tính như sau:

– Lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

– Với lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

7. Kết luận.

BHXH ra đời và phát triển cùng với nền kinh tế thị trườngđã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Với những đặc trưng riêng của mình, BHXH đã có ý nghĩa thiết thực không chỉ với người lao động mà còn đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Để tìm hiểu kĩ hơn về cách tính bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham khảo thêm về Cách tính bảo hiểm xã hội một lần mới nhất.

    Chọn gói bảo hiểm tốt nhất cùng chuyên gia của GoMoney

    Họ tên:

    Số điện thoại:

    Email:

    Quyền lợi bạn quan tâm: