Bán khống là hình thức kiếm lời ngược với thông thường nhờ vào việc giảm giá của chứng khoán hay các sản phẩm tài chính khác nói chung. Bán khống được các nhà đầu tư có kinh nghiệm xem là chiến lược để sử dụng nhằm khai thác cơ hội khi giá của một tài sản đang được định giá quá cao. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, bán khống riêng lẻ từng mã cổ phiếu được cho là phạm pháp

1. Bán khống là gì?

Bán khống (short sell) là việc nhà đầu tư mượn một loại chứng khoán (cổ phiếu/trái phiếu) từ các công ty chứng khoán để bán với hy vọng rằng trong tương lai giá sẽ giảm. Lợi nhuận của nhà đầu tư đến từ phần chênh lệch giữa giá bán khống và giá mua lại. Đây là chiến lược đầu tư rất rủi ro phù hợp với những người có kinh nghiệm và khả năng đánh giá được các cổ phiếu đang được giao dịch cao hơn giá trị thực của nó.

Bán khống có 2 thuật ngữ quan trọng:

  • Tỉ lệ bán khống (Short interest ratio) 
  • Khối lượng bán khống (Short sell volume)

Tỉ lệ bán khống

Tỉ lệ bán khống (Short Interest Ratio) là một thông số cho biết một cổ phiếu đang bị bán khống nhiều hay ít, được xác định bằng cách chia số lượng cổ phiếu được bán khống cho khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của cổ phiếu.

Tỉ lệ bán khống cho nhà đầu tư biết số lượng cổ phiếu được bán khống là cao hay thấp so với khối lượng giao dịch trung bình của cổ phiếu. 

Biểu đồ dưới cho biết tỉ lệ bán khống, số lượng cổ phiếu được bán khống và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của hãng xe điện Tesla. 

Quan sát khoảng thời gian tháng 7,8/2016, tỷ lệ bán khống trên biểu đồ tăng trong khi số lượng cổ phiếu được bán khống lại giảm. Nguyên nhân là vì khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của Tesla giảm mạnh trong khoảng thời gian này (quan sát mục cuối trên hình). 

Ngoài ra, khối lượng bán khống cũng đã giảm dần trong năm 2018 mặc dù tỷ lệ bán khống tăng lên do khối lượng giao dịch trung bình cổ phiếu Tesla hàng ngày trong năm 2018 tăng dần.     

Khối lượng bán khống 

Khối lượng bán khống đo lường tổng số cổ phiếu đã bị bán khống trên thị trường.

Ví dụ về khối lượng bán khống

Cổ phiếu MWG:

Giá cổ phiếu @30/09/2019 (a)128,000
Giá cổ phiếu @31/03/2020 (b)

100,000

Khối lượng bán khống ©

10,000

Tổng lợi nhuận thu được: (d) = (a – b) * ©

280,000,000

Từ con số 10.000 trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ phân tích số lượng bán khống cổ phiếu này là nhiều hay ít. Nếu khối lượng bán khống ở mức cao, nhiều khả năng cổ phiếu được bán khống sẽ tăng giá vì người bán khống có thể bị buộc phải mua cổ phiếu với khối lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn và ngược lại.

2.  Bán khống có hợp pháp không? 

2.1. Bán khống tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam không cho phép bán khống riêng lẻ từng mã cổ phiếu.

Tuy nhiên nhà đầu tư có thể bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh nhờ phương thức giao dịch hai chiều của thị trường này qua các sản phẩm như hợp đồng tương lai chỉ số VN30, hợp đồng chênh lệch, hợp đồng kỳ hạn hay các khoản vay mượn từ “tay to”.

  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30: là hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa hoặc chứng khoán theo một mức giá được định trước vào một ngày xác định trong tương lai. Với cách làm này, nhà đầu tư sẽ bán các hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 nhằm thu lợi nhuận

Tuy nhiên, điểm hạn chế của cách làm này là NĐT sẽ không thể bán khống 1 cổ phiếu cụ thể nào. Mà thay vào đó sẽ bán khổng toàn bộ chỉ số VN30 (rổ cổ phiếu bao gồm 30 cổ phiếu đại diện, thường có vốn hóa và thanh khoản cao nhất). Khi đó, các nhà đầu tư bán khống sẽ phải dự báo được xu hướng chung của VN30:

– Liệu chỉ số này có đi xuống trong tương lai hay không?

– Xu hướng của những cổ phiếu lớn trong rổ chỉ số VN30 như thế nào?

Bằng việc phân tích thị trường, đặc biệt là chỉ số VN30, nhà đầu tư có thể đưa ra những nhận định cơ bản về xu hướng giá giảm của cổ phiếu nhằm thực hiện giao dịch bán khống để thu về lợi nhuận dự kiến. 

  • Giao dịch CFD cho phép nhà đầu tư đặt lệnh mua bán tỷ giá một sản phẩm mà không thực sự sở hữu nó. Tham gia vào thị trường phái sinh CFD, nhà đầu tư sẽ có 2 lựa chọn để thực hiện giao dịch. Cụ thể, nhà đầu tư sẽ có 2 vị thế có thể tham gia vào thị trường phái sinh là:

– Vị thế mua hợp đồng (Long position): Có lợi nhuận khi giá chứng khoán tăng

– Bán hợp đồng (Short position): Có lợi nhuận khi giá chứng khoán giảm. Khi tham gia vị thế Short, nhà đầu tư sẽ thực hiện bán khống hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (Sản phẩm phái sinh phổ biến nhất tại Việt Nam)

  • Vay mượn từ “tay to” (Big boys): Thông thường thì những đội nhóm trên thị trường luôn nắm giữ một lượng rất lớn cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành. Nếu nhà đầu tư muốn bán khống 1 cổ phiếu nào đó mà “Big Boys” đang nắm giữ, họ sẵn sàng cho mượn để bán khống. Tất nhiên, nhà đầu tư sẽ phải “đặt cọc” (Ký quỹ Margin) 1 khoản tiền mặt để đảm bảo rằng không “trở mặt” khi lỡ bị lỗ, hay giá cổ phiếu tăng.

Khoản đặt cọc, ký quỹ này có thể từ 20 – 30% tổng giá trị giao dịch và đây chính là tổng số vốn bạn cần bỏ ra ban đầu.

Như ví dụ ở cổ phiếu GAS:

Giá trị giao dịch ban đầu là 82.000/cổ phiếu * 10.000 cổ phiếu = 820 triệu VNĐ

Phần vốn NĐT phải bỏ ra để ký quỹ là khoảng: 20% * 820 triệu = 164 triệu VNĐ.

Chỉ với số vốn 164 triệu, nhà đầu tư có thể thực hiện 1 giao dịch có trị giá 820 triệu VNĐ, và có thể có lãi 20 triệu trong vòng 1 tháng nếu như đúng dự đoán.

Tuy nhiên chỉ với mức tăng 17% của cổ phiếu (từ 82,000 lên 95,000 VNĐ ), nhà đầu tư có thể sẽ lỗ 20 triệu và mất gần như toàn bộ số vốn hiện có.

Và ngay khi số vốn ký quỹ đã mất hết, Big Boys sẽ yêu cầu NĐT bổ sung tiền mặt để duy trì trạng thái bán khống. Nếu không còn tiền mặt, các Big Boys sẽ đóng trạng thái của nhà đầu tư , thu hồi cổ phiếu đã cho mượn và giữ lại toàn bộ số tiền đã “đặt cọc”.

2.2. Bán khống trên thế giới

Trên thế giới, một số thị trường chứng khoán cho phép bán khống như tại Mỹ, Nhật Bản hay Singapore. Một trong những tỷ phú nổi tiếng về việc bán khống chứng khoán là George Soros. Ông đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ việc này.

Thương vụ đình đàm của ông là sự kiện “Ngày thứ tư đen” năm 1992. Khí đó, Chính phủ Anh quyết định rút đồng Bảng khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) do đồng tiền này mất giá quá mạnh. George Soros bán khống hơn 10 tỷ Bảng và kiếm được khoảng 1 tỷ USD lợi nhuận.

Năm 2013, Soros đã kiếm lời khoảng 1,2 tỷ USD nhờ bán khống đồng Yên Nhật khi ông tận dụng sự yếu kém của kinh tế nước này khi xảy ra giảm phát và suy thoái cùng với sự chần chừ của Ngân hàng Trung ương trong việc bơm tiền kích thích nền kinh tế.

3. Có nên bán khống chứng khoán? 

Nhìn chung, bán khống chứng khoán là một hình thức đầu tư có tỷ lệ rủi cao gây thua lỗ rất lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bán khống vẫn là một kênh sinh lời lớn nếu như NĐT biết nắm bắt và phân tích kỹ thị trường cũng như có trang bị cho mình những kiến thức về cổ phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro. 

3.1. Cơ hội khi bán khống

  • Kiếm được lợi nhuận khi dự đoán đúng được giá cổ phiếu giảm để bán khống.
  • Giúp được bên mua có thể mua được cổ phiếu với số lượng nhiều hơn.

  • Gia tăng giao dịch phòng ngừa rủi ro giảm giá thị trường, đặc biệt là các quỹ đầu tư nhằm cho quỹ biến động ổn định. Ví dụ quỹ A nắm danh mục 2 tỷ USD cổ phiếu, được đánh giá là có khả năng tăng giá nhiều hơn, và bán đi danh mục 500 triệu USD những cổ phiếu có khả năng giảm giá nhiều, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của TTCK chung.
  • Gia tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, giúp TTCK đạt tính cân bằng, và tính hiệu quả của doanh nghiệp và thị trường.
  • Giúp lật mặt những công ty làm ăn gian dối, xào nấu số liệu, thao túng giá cổ phiếu. Ví dụ năm 2001, nhiều NĐT đã “ngửi” ra mùi gian dối, xào nấu của Enron – một trong 7 công ty có doanh số lớn nhất nước Mỹ thời điểm này với hơn 100 tỷ USD, do đó họ đã ào ạt bán khống cổ phiếu này khiến giá Enron sụt giảm nghiêm trọng, trước khi các nhà điều tra tìm ra gian dối tài chính của Enron.
  • Giúp hạn chế tình trạng bong bóng thị trường và cổ phiếu: Khi giá cổ phiếu tăng quá mức, thường sẽ kích thích một lượng bán khống cổ phiếu trên thị trường, giúp cổ phiếu và thị trường hạn chế tình trạng bong bóng. Điều này sẽ giảm những cơn sụt giá mạnh của cổ phiếu và gây ra những hậu quả lớn. Giúp cho thị trường cân bằng và phát triển bền vững, ổn định.

3.2. Rủi ro khi bán khống 

  • Nhận định sai: là rủi ro mà các nhà đầu tư đưa ra cách nhìn sai về giá cũng như lãi suất của cổ phiếu, từ đó quyết định bán khống nhằm thu lợi nhuận

Ví dụ điển hình cho rủi ro này là Cổ phiếu của Tesla (TSLA).

Các nhà nhà đầu tư cho rằng, cổ phiếu TSLA đã bị định giá quá với giá trị thực của nó bởi qua khoảng một thời gian dài không có lãi nhưng giá lại tăng mạnh từ 50$ ( 2019 ) đến 150$ ( 2020 ). Vì vậy, các nhà đầu tư quyết định bán khống liên tục ( ở những vùng được khoanh đỏ ) với suy nghĩ rằng giá cổ phiếu TSLA sẽ giảm và quay về với giá trị thực của nó trong tương lai

Tuy nhiên, các NĐT đã phải chịu thua lỗ qua giao dịch bán khống cổ phiếu TSLA, bởi giá cổ phiếu TSLA không có dấu hiệu giảm mà tăng mạnh ở mốc 852$ (1/2021)

  • Đúng cổ phiếu, sai thời điểm: là việc các nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu để bán khống sinh lời nhưng lại thực hiện giao dịch bán khống không đúng thời giá cổ phiếu đi xuống hay không có phân tích về bối cảnh cũng như thông tin cổ phiếu, gây thua lỗ

Cụ thể hơn, vào tháng 1/2021, các NĐT bắt đầu đẩy giá cổ phiếu lên cao và tiến hành các giao dịch bán khống ( Tại mức giá GME: 100$-150$ ) chỉ vì một bình luận trên diễn đàn Reddit bảo rằng: “Giá cổ phiếu GME trong tương lai sẽ giảm”  .

Vào tháng 12/2012, nhà đầu cơ nổi tiếng tại phố Wall (Wall Street) là Bill Ackman đã tự tin đặt cược vào thương vụ bán khống giá trị 1 tỷ đô la vào cổ phiếu của công ty Herbalife với giá 45$. Tuy nhiên, Bill Ackman đã phải bán non toàn bộ cổ phiếu tại Herbalife của mình nhằm cắt lỗ vào tháng 2/2018 khi giá cổ phiếu Herbalife tăng đến 90$, tăng gấp đôi so với lúc ban đầu. 

4. Các bước thực hiện bán khống

Giao dịch bán khống gồm 3 bước cơ bản:  

Trong giao dịch bán khống, nếu giá cổ phiếu có xu hướng tăng cao, nhà đầu tư có thể sẽ gặp thua lỗ do mua lại cổ phiếu với giá cao hơn để trả lại cho người cho vay cổ phiếu.

5. Những ai nên tham gia bán khống?

Người có kinh nghiệm chứng khoán 

Người có kinh nghiệm chứng khoán là những người có kỹ năng, kiến thức dày dặn trong lĩnh vực chứng khoán. Những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán chưa trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức thường được khuyên không nghĩ đến thực hiện giao dịch bán khống vì tính rủi ro cao của loại hình giao dịch này. 

Ví dụ là vụ giao dịch bán khống nổi tiếng cổ phiếu Herbalife của Bill Ackman. Mặc dù là một trong những nhà đầu cơ dày dặn kinh nghiệm và nổi tiếng nhất “phố Wall”, nhưng BIll Ackman vẫn chịu thiệt hại 3,4 tỷ USD bởi giá cổ phiếu của Herbalife không nằm trong nhận định của Bill.

Người có kỹ năng quản trị rủi ro

Kỹ năng quản trị rủi ro là một điều quan trọng cho những người tham gia bán khống bởi thị trường tăng hay giảm là điều không thể lường trước được. Đối với những nhà đầu tư tham gia đầu tư cổ phiếu nói chung và bán khống nói riêng thường mắc phải lối suy nghĩ tin vào nhận định giảm giá cổ phiếu của bản thân mình, dẫn đến tình trạng “All in” nguồn vốn mà không nghĩ đến trường hợp ngược lại. 

Vì vậy khi tham gia bán khống, có 2 câu hỏi quan trọng luôn được đặt ra: 

  • “Lợi nhuận kỳ vọng là bao nhiêu?”
  • “Thị trường sai lệch, mất bao nhiêu tiền?”

Nếu các nhà đầu tư là những người không có kỹ năng quản trị rủi ro hay khả năng để trả lời những câu hỏi đặt ra sẽ dẫn đến việc bị mất trắng hay thậm chí còn bị âm tài khoản

Người có kỹ năng phân tích tốt

Một nhà đầu tư cổ phiếu có lãi là một nhà đầu tư có kỹ năng tư duy phân tích tốt. Cụ thể, khi tiến hành bán khống, nhà đầu tư sẽ phải quan sát kèm phân tích biến động giá cổ phiếu cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những nhận định trong tương lai có lợi cho việc đầu tư. Nhà đầu tư có thể tham khảo cách đọc hiểu báo cáo tài chính cách định giá cổ phiếu.

Ví dụ như ở cổ phiếu Gamestop (GME) đã nói trên, nhà đầu tư có thể phân tích và nhận ra rằng Gamestop là một doanh nghiệp có mức tăng trưởng thấp, thậm chí lợi nhuận ròng còn đạt giá trị âm (2019 – 2020), dẫn đến giá cổ phiếu GME không có giá trị như được đồn thổi. Từ đó quyết định bán khống cổ phiếu GME vào một thời điểm thích hợp, không theo trào lưu. 

6. Kết luận

Tuy gặp phải nhiều chỉ trích, nhưng trên thực tế, bán khống là một hành động cung cấp thanh khoản cho thị trường, giúp ngăn chặn sự tăng giá của các chứng khoán xấu. Các nhà đầu tư hiểu biết và có kinh nghiệm thường xuyên tham gia vào các chiến lược bán khống đồng thời cho cả 2 mục đích đầu cơ sinh lời và phòng ngừa rủi ro. Trong một thị trường đang giảm giá hoặc trung tính, bán khống có thể mang lại lợi nhuận vô cùng lớn cho các nhà đầu cơ nhanh nhạy.